Với lượng chất thải rắn sinh hoạt đang gia tăng, cùng với hiện trạng các công nghệ đang có rất khó để đáp ứng yêu cầu do điều kiện Việt Nam mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế. Việc áp dụng các công nghệ mới hạn chế chôn lấp chất thải rắn nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên từ rác là cấp bách.
Khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những cơ sở đảm bảo cho việc xây dựng các định hướng chiến lược cũng như chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những năm qua, tỉnh ta đã quan tâm, chú trọng xây dựng, phát triển tiềm lực KH&CN và đạt được kết quả tích cực trên một số lĩnh vực.
Khởi đầu từ phòng trọ thuê giá 300 nghìn đồng, sau 14 năm “bác sĩ tôm” Lê Anh Xuân sở hữu doanh nghiệp doanh thu vài trăm tỷ đồng/năm.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều làng quê trong tỉnh đã được “thay áo mới”. Hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Tuy nhiên, để duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt, các xã cần tiếp tục khắc phục khó khăn, vận dụng nhiều cách làm hay, phù hợp với địa phương.
Sản xuất cây rau: cà chua, dưa chuột, dưa thơm... ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao được các nước trên thế giới quan tâm đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Ở Australia, những mô hình sản xuất rau, hoa, quả ở các Trung tâm xuất sắc đã sản xuất cây cà chua năng suất đạt 450-500 tấn, dưa chuột 250-300 tấn/ha và dưa thơm 80-100 tấn/ha/năm.
Than hoạt tính là một loại vật liệu mà thành phần chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng vô định hình, một phần nhỏ ở dạng tinh thể graphit. Ngoài cacbon, trong than hoạt tính còn có xỉ mà chủ yếu là các oxit kim loại kiềm và silic
Ngày 20/7/2018, tại Hà Nội, Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp KHCN đã tổ chức thành công Hội thảo “Ứng dụng công nghệ tự động hóa và IoT trong nông nghiệp công nghệ cao”.
Ngày 13/10/2018, tại xã Đức Hòa (Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra Lễ ra quân Chương trình “Ứng dụng khoa học và công nghệ để xử lý rơm rạ thành phân vi sinh”, với sự tham dự của đồng chí Trần Văn Tùng - Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ; đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn; cùng gần 1.000 đoàn viên thanh thiếu niên và bà con nhân dân xã Đức Hòa và huyện Sóc Sơn.
Ngày 25/6/2018 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Thu hút và chuyển giao công nghệ trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Đây là một sự kiện trong khuôn khổ các hoạt động tổng kết 30 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ đã di thực cây Ba kích từ Phú Thọ vào trồng ở Thanh Hóa bước đầu thành công: cây sinh trưởng phát triển, ra hoa kết trái và cho dược liệu không thấy khác biệt so với nơi nguyên sản. Từ đây, hàng năm, nhóm nghiên cứu đã thu hoạch hạt giống ươm giống từ hạt và cung cấp cho một số cơ sở trong nước trồng ba kích.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Cùng với Vĩnh Phúc và Hưng Yên, Phú Thọ là một trong 3 tỉnh trên cả nước được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế chọn để triển khai thí điểm “Ứng dụng kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc” giai đoạn 2017-2020.
Liên kết trang
0
1
0