Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Trong thời gian qua, việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp đã được thanh niên nông thôn tại một số địa phương nghiên cứu và triển khai, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế với nhiều mô hình nông nghiệp CNC tiêu biểu. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy thanh niên nông thôn vẫn gặp phải nhiều khó khăn, như thiếu nguồn nguyên liệu chất lượng, hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu và triển khai các hoạt động marketing.
Trước thực trạng này, Đề tài đã phân tích những hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình nông nghiệp CNC do thanh niên nông thôn triển khai. Các giải pháp trọng tâm bao gồm: nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu cho sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng; thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Trong đó, việc hỗ trợ về vốn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xác định là hai giải pháp cốt lõi, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thanh niên nông thôn vượt qua thách thức và phát triển bền vững các mô hình nông nghiệp CNC.
Toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19472/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Theo most.gov.vn
baophutho.vnNhắc đến xã miền núi Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn của huyện Yên Lập (nay được sáp nhập thành xã Sơn Lương, tỉnh Phú Thọ không ai không biết đến một sản vật nông sản nổi tiếng là gạo nếp. Năm 2010, sản phẩm gạo nếp Gà gáy của xã Mỹ Lung được công nhận nhãn hiệu tập thể. Từ đó đến nay, đồng bào dân tộc nơi đây luôn nỗ lực gìn giữ và xây dựng thương hiệu cho loại sản phẩm nông sản quý này.
baophutho.vnTrong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu và là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các địa phương. Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel Phú Thọ) đã khẳng định vai trò tiên phong, chủ lực trong việc đồng hành cùng tỉnh xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đặc biệt tập trung vào giải pháp chuyển đổi số chính quyền 2 cấp.
Ngày 01/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2025/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và doanh nghiệp lớn. Đây là công cụ nhằm đo lường mức độ ứng dụng công nghệ số trong vận hành, quản trị và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
Gần 1.000 đoàn viên, thanh niên, sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn Thủ đô đã tham gia “Ngày hội Đổi mới sáng tạo Thủ đô năm 2025” do Thành đoàn Hà Nội tổ chức tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị trực tuyến từ điểm cầu Trung ương đến điểm cầu cấp tỉnh và cấp xã, phường, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Liên kết trang
0
2
0