Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm, nằm trong chuỗi sự kiện của Hội nghị giao ban KH&CN vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX năm 2024.
Tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng TD&MNPB thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đưa ra 06 quan điểm phát triển, trong đó đối với Vùng TD&MNPB: “Phát triển kinh tế trên cơ sở tăng cường liên kết nội vùng, liên kết vùng và quốc tế; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới, phù hợp với điều kiện thực tế của vùng; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…”.
Với đặc điểm địa hình đa dạng và phức tạp, chia cắt, hiểm trở, Vùng TD&MNPB dễ bị tổn thương bởi thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu. Điều này đặt ra yêu cầu về công tác xây dựng và thực hiện các giải pháp ứng phó phải đặt lên hàng đầu. Trong đó, giải pháp về thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong công tác khảo sát, dự báo tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết.
Toàn cảnh Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, Vùng TD&MNPB là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và kinh tế cửa khẩu. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất của cả nước; tăng trưởng kinh tế chưa bền vững.
Bộ trưởng nhấn mạnh, giai đoạn 2022-2024, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thách thức, dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ; tinh thần chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương và sự nhất quán trong quan điểm chỉ đạo của các địa phương, kinh tế trong Vùng đã được phục hồi tích cực, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Trong kết quả, thành tựu chung đó có sự đóng góp tích cực của hoạt động KH,CN&ĐMST các địa phương.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc Hội thảo.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh, Hội thảo là sự kiện khoa học quan trọng, là diễn đàn để các bộ, ngành, địa phương các chuyên gia, nhà khoa học cùng 14 tỉnh thuộc Vùng TD&MNPB thảo luận, trao đổi, chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm với mục tiêu đưa ra giải pháp trước mắt và lâu dài. Trong đó, trọng tâm là triển khai thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Đến nay, Tỉnh đã triển khai thực hiện 11 nhiệm vụ KH&CN, phê duyệt 37 đề tài, nhiệm vụ, chuyển giao kết quả của 18 nhiệm vụ cho 61 đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tiếp tục áp dụng, nhân rộng kết quả vào đời sống và thực tiễn công tác. Chủ tịch Hoàng Xuân Ánh nhấn mạnh, có thể khẳng định “chìa khóa” quyết định tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững của các quốc gia hiện nay là nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với KH&CN.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh phát biểu tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo tham luận, trao đổi của các đại diện đến từ cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu ở trung ương và địa phương. Qua đó đề xuất các giải pháp thiết thực đối với từng địa phương, góp phần đưa Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 96/NQ-CP của Chính phủ, Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đi vào cuộc sống, tận dụng được các cơ hội phát triển, vượt qua thách thức, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả Vùng.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cùng các đại biểu cắt băng khai trương không gian trưng bày triển lãm các sản phẩm KH,CN&ĐMST.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cùng các đại biểu tham quan triển lãm các sản phẩm KH,CN&ĐMST.
Theo most.gov.vn
Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.
Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.