Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 18/06/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ


Công nghệ sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ sử dụng dây chuyền thiết bị cơ giới tạo túi bầu tự hoại với nguyên liệu 100% chất hữu cơ phế thải như: Mùn cưa, vỏ lạc nghiền nhỏ, trấu hun. Trường Đại học Hùng Vương được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ” từ năm 2021, dự án góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp.

Trường Đại học Hùng Vương hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng keo lai bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy.

Ưu điểm của công nghệ bầu hữu cơ siêu nhẹ là trọng lượng bầu chỉ bằng 30% so với bầu đất, do đó giảm chi phí và công vận chuyển cây giống. Các nguyên liệu tạo bầu có giá thể tơi xốp, đủ dinh dưỡng, làm cho cây sinh trưởng tốt, đây cũng là nguồn nguyên liệu có thể tận dụng sẵn có của địa phương. Đồng thời, mở ra cơ hội phát triển sản xuất cây giống theo quy mô công nghiệp, chủ động được cây giống cho kế hoạch trồng rừng.

Mục tiêu chung của Dự án là xây dựng thành công mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ quy mô công nghiệp (công suất 2 triệu bầu/năm) phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Đến nay, Dự án đã hoàn thành đầy đủ các nội dung theo đúng tiến độ, đạt được các mục tiêu, sản phẩm theo hợp đồng và thuyết minh được phê duyệt.

Dự án đã tiến hành điều tra khảo sát, bổ sung thông tin phục vụ dự án tại các địa phương sản xuất cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn về sản xuất cây giống lâm nghiệp sử dụng bầu hữu cơ siêu nhẹ. Kết quả khảo sát đã khẳng định công nghệ áp dụng trong dự án là phù hợp và có khả năng ứng dụng cao với thực tiễn sản xuất cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Dự án đã nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật xử lý giá thể hữu cơ để sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ, xác định được các thông số kỹ thuật của máy đóng bầu và độ ẩm nguyên liệu trong sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ. Dự án xây dựng thành công mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy công suất 2 triệu bầu/năm, tương ứng 3.000-3.500 bầu/giờ. Số lượng bầu hữu cơ siêu nhẹ sản xuất 120.000 bầu, kích thước bầu 3,5cm x 7,0cm, độ bền bảo quản trên 12 tháng. Đồng thời xây dựng mô hình sản xuất cây giống keo lai sử dụng bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy. Sau 6 tháng tuổi, giống BV16 có tỷ lệ sống 93,4%, tỷ lệ cây xuất vườn đạt 88,27%, giống BV32 tương ứng là 91,4% và 87,21%; tỷ lệ cây bị sâu bệnh hại không đáng kể trên cả 2 giống, trọng lượng bầu cây giống hữu cơ bằng 25% bầu đất.

Dự án cũng xây dựng mô hình trồng rừng keo lai sản xuất bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy có quy mô 4ha. Sau 18 tháng trồng, tỷ lệ sống của cây trồng trong mô hình đạt trên 91%, tỷ lệ cây tốt đạt trên 80%, tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây bầu hữu cơ cao hơn so với cây bầu đất. Cùng với đó, xây dựng được 3 quy trình kỹ thuật: Sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ bằng máy, sản xuất cây giống keo lai bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy, trồng rừng keo lai từ cây giống sản xuất bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy.

Dự án có tính thực tiễn, khả thi cao, phù hợp với định hướng phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng phát triển sản xuất cây lâm nghiệp, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các hộ trồng rừng, kinh doanh cây giống có cơ hội được tiếp cận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, kinh doanh, mang lại giá trị cao về kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của ngành lâm nghiệp tỉnh.

Ngọc Lan

Lượt xem: 272



BÀI VIẾT KHÁC
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững

Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.

Ngày 11/10/2024
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương

Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 08/10/2024
Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải
Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải

Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).

Ngày 22/09/2024
Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác khoáng sản sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu
Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác khoáng sản sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu

S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.

Ngày 22/09/2024
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Xác định khoa học, công nghệ là giải pháp quan trọng, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất nông nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW (Nghị quyết 20) ngày 1/11/2012 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày 14/08/2024
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, ngày 29/4/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Thủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/HU về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (NQ 09). Từ đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 14/08/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0