Ngày 3/12/2024 tại Hà Nội, Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” nhằm trao đổi, thảo luận và xin ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, Sở KH&CN tỉnh/thành phố trên cả nước, các viện, trường, doanh nghiệp đối với nội dung dự thảo Chương trình.
Toàn cảnh Hội thảo.
Báo cáo tình hình xây dựng và nội dung dự thảo Chương trình, Vụ trưởng Vụ Ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật Chu Thúc Đạt cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày 15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan xây dựng Chương trình.
Chương trình nhằm mục tiêu hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN để phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội (KTXH) của các địa phương.
Cụ thể, giai đoạn 2025-2030 xây dựng được khoảng 250 mô hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, phát triển sản phẩm chủ lực hiệu quả; Giai đoạn 2031-2035 xây dựng được khoảng 350 mô hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, phát triển sản phẩm chủ lực, nâng cao được năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, mở rộng được thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Theo đó, Chương trình gồm 05 nhiệm vụ chính: Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương; Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN phát triển nguyên liệu/vùng nguyên liệu cho sản phẩm chủ lực; sản xuất, phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ; Hỗ trợ chuyển giao, mua công nghệ trong nước và từ nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương đã được cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương, dự án đầu tư; Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhân lực tham gia phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương; Xây dựng cơ sở dữ liệu và truyền thông về Chương trình.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Hoàng Minh cho biết, trong thời gian qua KH&CN đã có đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH của đất nước, KH&CN góp phần quan trọng vào thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu; hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế tại các địa phương, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên trong giai đoạn mới, đặt ra những yêu cầu thay đổi ngày càng lớn. Mô hình tăng trưởng trước đây dựa trên vốn và tài nguyên đã không còn dư địa, trong bối cảnh hiện nay để phát triển KTXH một cách bền vững và tạo ra đột phá thì KH&CN phải đóng vai trò then chốt.
Theo Thứ trưởng, mục tiêu của Chương trình vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức lớn cho ngành KH&CN. Đồng thời đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi làm rõ thế nào là sản phẩm chủ lực của địa phương, sản phẩm chủ lực đó cần gì? Từ đó xác định nhiệm vụ của Chương trình, hình thức thực hiện của Chương trình, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh phát biểu tại Hội thảo.
Trao đổi, thảo luận tại Hội thảo, đại diện một số Sở KH&CN, đơn vị bộ/ngành đều nhấn mạnh sự cần thiết trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình để tiếp tục có giải pháp hỗ trợ địa phương trong ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN trong giai đoạn mới. Nhiều ý kiến cho rằng, cần mở rộng đối tượng hỗ trợ, ngoài sản phẩm chủ lực còn có sản phẩm tiềm năng, lợi thế, đặc sản… tăng mục tiêu cụ thể mỗi địa phương có từ 3-5 sản phẩm chủ lực trở lên được xuất khẩu với số lượng lớn thay vì mỗi địa phương từ 1-2 sản phẩm như trong dự thảo…
Ngoài ra, các đại biểu cũng nêu ý kiến góp ý về mô hình tổ chức quản lý thực hiện Chương trình, kinh phí thực hiện, phân công, phân cấp triển khai Chương trình, xử lý tài sản, đầu tư trang thiết bị máy móc, công tác truyền thông, xây dựng cơ sở dữ liệu…
Thay mặt Ban soạn thảo, Vụ trưởng Chu Thúc Đạt cho biết, đối với các ý kiến của các đại biểu, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện hồ sơ Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo đúng tiến độ được giao.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
Giải thưởng ngôi sao sáng chế (IPSTAR) vinh danh 10 sản phẩm công nghệ tiêu biểu được thương mại hóa, tạo ra giá trị kinh tế.
baophutho.vnTrước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng không ngừng phát triển công nghệ số để gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ số đã trở thành một xu hướng tất yếu, giúp các ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiện đại và tiện lợi.
baophutho.vnBắt nhịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã chú trọng chuyển đổi số (CĐS) thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị trường.
baophutho.vnThực hiện Đề án 06 của Chính phủ phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch CĐS của tỉnh, thời gian qua, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) tỉnh đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS trong hoạt động quản lý, điều hành, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của ngành.
Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.
Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.