TS. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.
Phương thức khai thác khoáng sản bền vững.
Sau thời gian nghiên cứu, Đề tài đã thu được những kết quả như sau:
Bộ tiêu chí và mô hình khai thác đảm bảo hiệu quả thích ứng môi trường là sản phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn. Đổi mới công nghệ khai thác mỏ, phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh và thách thức biến đổi khí hậu.
Trên cơ sở khoa học, thực tiễn xây dựng bộ tiêu chí, Đề tài đã sử dụng phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia, sử dụng kỹ thuật AHP (phương pháp phân tích thứ bậc) đánh giá tính nhất quán của bộ tiêu chí. Bộ tiêu chí, mô hình khai thác hiệu quả, bền vững, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam được xây dựng gồm ba bộ tiêu chí thành phần: Bộ tiêu chí khai thác bằng phương pháp lộ thiên; Bộ tiêu chí khai thác bằng phương pháp hầm lò; Bộ tiêu chí khai thác bằng phương pháp khác. Với 59 tiêu chí thành phần gồm: 7 tiêu chí công nghệ thiết bị khai thác tiên tiến; 9 tiêu chí về khai thác đảm bảo hiệu quả tài nguyên; 5 tiêu chí về khai thác đảm bảo hiệu quả kinh tế đầu tư; 7 tiêu chí về khai thác đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội; 4 tiêu chí tiêu thụ nguyên nhiên liệu nhỏ nhất; 5 tiêu chí về kiểm soát được ô nhiễm và hoàn thổ môi trường; 8 tiêu chí về công tác quản lý phù hợp toàn, đảm bảo kế hoạch.
Bộ tiêu chí và mô hình đã được áp dụng đánh giá thử nghiệm ở các mỏ bô xít Lâm Đồng, mỏ than Cao Sơn, Khánh Hòa, mỏ đá Hoàng Thạch, Lòng Lan… Kết quả đánh giá, thử nghiệm được các mỏ xác nhận.
Quy trình phục hồi môi trường sau khi khai thác khoáng sản và quy trình đảm bảo an toàn về môi trường và nhân lực trong quá trình khai thác khoáng sản đã được xây dựng phù hợp với bộ tiêu chí.
Toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19306/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Theo most.gov.vn
Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.
Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.