Việt Nam lần đầu thí điểm công nghệ xử lý rác không phát thải
Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.
Hôm 15/12 công nghệ này được Công ty cổ phần Năng lượng xanh Asian đưa vào ứng dụng tại Nhà máy chuyển hóa rác thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thành năng lượng tại huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Nhà máy có công suất 150 tấn rác thải/ngày, với chi phí vận hành ước tính khoảng 150.000-250.000 đồng/tấn rác.
GS Huỳnh Văn Hòa, Chủ tịch Công ty Live Again Group, chủ nhiệm đề tài cho biết, công nghệ xử lý rác thải bằng công nghệ sinh hóa nhiệt không phát thải được ông và các cộng sự phát triển sau gần 30 năm nghiên cứu. Công nghệ này xử lý rác thải trong buồng gia nhiệt nhiều phần, tạo ra khí tổng hợp, than sinh học. Điểm đặc biệt của công nghệ là không phát khí thải, không phát sinh tro xỉ thải, không xả nước thải ra môi trường.Quy trình xử lý rác thải của GS Hòa và cộng sự đã đưCác tác giả tại n
ợc cấp bằng sáng chế tại Mỹ từ năm 2020.
Nhà máy chuyển hóa rác thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thành năng lượng tại huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Ảnh: Hồng Hà
GS Hòa cho biết, của giai đoạn một của dự án thiết kế công trình với công suất xử lý 150 tấn CTR và chuyển hóa 70 tấn nhiên liệu thành khí đốt DME, nhiên liệu điện tử, dung môi Methanol. Phần hai giai đoạn một sẽ phát điện với công suất 2 MW/h, chuyển hóa carbon thành than hoạt tính, và thu hồi khí hydrogen từ rác.
"Với công nghệ này không cần phân loại rác tại nguồn và có thể tiếp nhận được hầu hết các loại chất thải như: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, chất thải chăn nuôi, chất thải con người, biomass thành năng lượng sạch và than sinh học", GS Hòa nói. Ông cho biết thêm, đầu ra của công nghệ có sản phẩm phụ thu gồm DME (chất khí không màu, sử dụng làm nhiên liệu), methanol, nhiên liệu điện tử efuel, than sinh học. Các thứ vô cơ loại ra: kim loại có thể tái chế, gạch đá, bê tông thủy tinh... cho nghiền mịn để sản xuất gạch chịu lửa.
Sản phẩm đầu ra của quy trình xử lý rác là carbon hoạt tính. Ảnh: Hồng Hà
Theo các chuyên gia, công nghệ sinh hóa nhiệt không phát thải mở ra triển vọng xử lý rác thải tại các vùng nông thôn và đô thị nhỏ, nhờ có thể tách riêng các modul của nhà máy để làm sạch rác, nghiền nhỏ, ép viên rồi vận chuyển về nhà máy chính để chuyển hóa thành nhiên liệu và than sinh học giúp không bị hạn chế về địa lý và quy mô xử lý. Có thể xử lý triệt để nguồn rác tại địa phương mà không đòi hỏi phải đầu tư nhà máy công suất lớn.
Bên cạnh đó công nghệ của nhà máy cũng không bị hạn chế cho ứng dụng trong ngành xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng. Suất đầu tư thấp hơn 30% so với công nghệ đốt rác phát điện hiện nay nhưng ưu thế hơn là: không khói thải (nhà máy không có ống khói), không tro xỉ thải, không nước thải và thời gian hoàn vốn giảm một nửa so với công nghệ đốt rác phát điện.
Nhóm nghiên cứu cho biết, tùy nhu cầu thực tế nguồn rác của các địa phương có thể tối ưu công suất xử lý 360 tấn/ngày đêm.
Nhật Minh
VnExpress News
Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.