Năm 2018, chỉ số công trình nghiên cứu khoa học công bố quốc tế tăng cao nhất từ trước tới nay (25%); chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 2 bậc (xếp vị trí 45/126 quốc gia) và mới đây nhất là vệ tinh MicroDragon phóng thành công vào quỹ đạo... Điểm vài số liệu cho thấy cho thấy kết quả của ngành KH&CN là rất rõ và thực chất. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nêu nhiều kết quả nổi bật của ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) tại Hội nghị tổng kết Bộ KH&CN năm 2018 và triển khai kế hoạch năm
Hơn 10 năm qua, Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh không chỉ thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực mà còn khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng. Năm 2018, với 195 mô hình, sản phẩm tham dự, cuộc thi là nơi hội tụ nhiều dự án mang lại ý nghĩa và khả năng ứng dụng cao.
Thực hiện kế hoạch số 59-KH/ĐUK ngày 21/11/2018 của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ, ngày 16/01/2019, Đảng ủy Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XII của Đảng và chuyên đề năm 2019 theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thanh Ba đã có những cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.
Ngày 16/1, đồng chí Chu Ngọc Anh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã về dự chương trình “Tết sum vầy” và tặng quà công nhân lao động, học sinh vượt khó học giỏi trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
Với ý tưởng muốn giúp người bị đuối nước giành lại sự sống, các em học sinh: Hà Lan Anh (lớp 5A) và Hà Việt Anh, Hà Thị Phương Như (lớp 4A) của Trường Tiểu học Kiệt Sơn ở xã Kiệt Sơn, huyện Tân Sơn đã sáng tạo ra “Bộ phao cứu sinh thông minh”. Sản phẩm đã đạt giải Nhì cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh năm 2018 và đạt giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo toàn quốc năm 2018.
Nếu lấy Techfest năm 2015 là mốc đánh dấu cho mối quan tâm của nhà nước đối với startup Việt Nam thì chúng ta đã trải qua bốn năm với nhiều thay đổi, qua đó bước đầu tạo dựng được một số nền tảng cơ bản trong đường lối, chính sách của nhà nước trong hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.
Chúng ta không nên bắt buộc doanh nghiệp phải dành bao nhiêu phần trăm doanh thu để trích lập Quỹ KH&CN hay đầu tư cho nghiên cứu KH&CN. Thay vào đó, Nhà nước cần kiến tạo chính sách để doanh nghiệp muốn sản xuất phải “đua nhau” đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng KH&CN. “Chừng nào còn bắt buộc là chúng ta còn thua”.
Năm 2018, có lẽ là năm có nhiều giải thưởng về khởi nghiệp nhất từ xưa tới giờ. Các cuộc thi cấp trường, cấp địa phương, các giải thưởng của các tập đoàn, tổ chức khác nhau cho tới giải thưởng quốc gia, giải thưởng dành cho nông thôn, giải thưởng cho người dân tộc thiểu số, giải thưởng dành cho phụ nữ khởi nghiệp và cả giải thưởng cho người khuyết tật… Có lẽ, số lượng cuộc thi diễn ra trên cả nước nhiều hơn số ngày đã trôi qua trong năm. Truyền thông đăng tải, mạng xã hội tràn ngập lời chúc mừng
Lần đầu tiên Việt Nam sản xuất cấu kiện động cơ máy bay; hoạt động kết nối khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... để lại nhiều dấu ấn trong năm.
Ngày 18/12/2018 tại Hà Nội, Hội thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin KH&CN”, nhằm tìm hiểu tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) tới thực tiễn hoạt động thông tin - thư viện KH&CN của Việt Nam và phổ biến kiến thức, tuyên truyền sâu rộng, chủ động nắm bắt các cơ hội và thách thức của CMCN 4.0 tới hoạt động thông tin - th
Ngày 25/12/2018, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức công bố 10 sự kiện KH&CN Việt Nam nổi bật năm 2018 thuộc các lĩnh vực cơ chế chính sách, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu ứng dụng, hội nhập quốc tế, tôn vinh nhà khoa học.