Ngày hội kết nối Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Trung du miền núi phía Bắc 2019 (IMPACT TECHFEST) do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin Khoa học Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, hiệp hội, trường đại học, tổ chức nghề nghiệp... với hệ sinh thái vùng và quốc gia.
Chia sẻ tại IMPAT TECHFEST, ông Phan Công Khanh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ nhấn mạnh, thời gian qua, làn sóng khởi nghiệp ĐMST ngày càng phát triển, mang lại những lợi ích thiết thực.
Để khởi nghiệp, ĐMST thực sự trở thành làn sóng, động lực, nền tảng của sự phát triển kinh tế - xã hội cần phải khắc phục khó khăn, vướng mắc, tạo sự đồng bộ về thể chế chính sách pháp luật nhằm triển khai mạnh mẽ các giải pháp thu hút đội ngũ khoa học công nghệ, các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư khoa học công nghệ không chỉ từ phía Nhà nước, xã hội mà đặc biệt tăng cường liên kết giữa các viện nghiên cứu, đại học, các tổ chức kinh tế - xã hội đưa doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Startup về tre giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng tại triển lãm IMPAT TECHFEST. Ảnh T.N
Ông Vũ Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Thông tin Khoa học Công nghệ Phú Thọ chia sẻ, Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng to lớn để sản xuất, kinh doanh, giao lưu, phát triển KT-XH. Bên cạnh đó, có môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế khởi nghiệp, ĐMST.
Theo ông Tuấn, có nhiều hành lang pháp lý để thúc đẩy khởi nghiệp, ĐMST, trong đó: Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Quyết định phê duyệ đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”; Quyết định phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025”.
Ông Tuấn cho biết mục tiêu của hoạt động khoa học công nghệ là kết nối các nguồn lực trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia với hệ sinh thái khởi nghiệp tại khu vực miền núi phía Bắc, trong đó Phú Thọ là động lực thúc đẩy chính.
Để làm được điều đó, theo ông Tuấn cần thúc đẩy các hoạt động giáo dục; nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khỏi nghiệp và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; Kiến tạo các tổ chức mới như: không gian làm việc, trung tâm dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp…
Xây dựng cơ chế chính sách mới, tổ chức hệ thống cuộc thi, mạng lưới nhà cố vấn, nhà đầu tư, daonh nghiệp lớn; xây dựng các nguồn quỹ hỗ trợ và đầu tư khởi nghiệp và kết nối các hoạt động khởi nghiệp ĐMST trong nước và quốc tế.
Chiều ngày 13/1/2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án khoa học cấp tỉnh: “Ứng dụng công nghệ khử ion điện dung (CDI) xử lý nước uống tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện. Ths. Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội nghị
Sáng ngày 10/01, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ bào chế viên nang hỗ trợ bảo vệ gan từ một số dược liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do Viện nghiên cứu Ứng dụng và phát triển - Trường Đại học Hùng Vương chủ trì thực hiện.
Ngày 7/1/2025, Khối Thi đua Văn hóa - Xã hội tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác và phát động phong trào thi đua năm 2025
Ngày 6/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức và tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành khoa học và công nghệ. Đồng chí Nguyễn Duy Anh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở KH&CN dự và chủ trì Hội nghị.
Chiều ngày 02/01/2025, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh: “Ứng dụng triển khai kỹ thuật giám sát nồng độ thuốc trong máu và định liều chính xác Vancomycin theo tiếp cận Bayesian tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Năm 2025, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định ưu tiên hoàn thiện chính sách, mục tiêu tạo hành lang thông thoáng, đột phá trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.