Toàn cảnh Lễ khai mạc Tehfesh 2019.
Đây là sự kiện thường niên lớn nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong khuôn khổ Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 844/QĐ-TTg. Sự kiện do Bộ Khoa học và công nghệ và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức. Điểm nổi bật của Techfest năm nay là có sự tham gia của đông đảo nhà đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chuyên gia quốc tế.
Đại diện Lãnh đạo Chính phủ, Đảng, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương... tham dự sự kiện.
Sự kiện vinh dự được đón đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, đồng chí Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; đồng chí Bùi Nhật Quang, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh; đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh... cùng đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong nước, quốc tế tham dự lễ khai mạc sự kiện.
Kởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng
Trong năm 2019, hoạt động khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng. Theo Báo cáo ES Capital và Cento Ventures, trong năm 2019 Việt Nam đứng thứ ba trong số 06 quốc gia lớn nhất ASEAN về hệ sinh thái khởi nghiệp, chỉ sau Inndonesia và Singapore. Trong những năm qua chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (GII) của chúng ta những năm gần đây liên tục tăng cao, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp, từ vị trí thứ 59 năm 2017 lên vị trí 47 năm 2018 và 45 năm 2019 trong số 129 nền kinh tế được xếp hạng trên thế giới.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu khai mạc sự kiện.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết: Vai trò chiến lược và trọng yếu của phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã được quán triệt trong rất nhiều Nghị quyết của Đảng như Nghị quyết 05-NQ/TW về chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và gần đây nhất là Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Để tiếp tục cụ thể hoá những chủ trương này, Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844) là một trong những giải pháp chính sách của Thủ tướng Chính phủ đã và đang được triển khai quyết liệt trong cả hệ thống chính trị và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo. Đề án xác định việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, co-working space với cơ sở vật chất và lực lượng chuyên gia, cố vấn có năng lực và kinh nghiệm trong nhiều khía cạnh liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển loại hình doanh nghiệp này.
5 kết quả đạt được của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Phát biểu khai mạc sự kiện, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết: Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo được Chính phủ giao, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch tổng thể triển khai Đề án ở quy mô quốc gia và các kế hoạch triển khai cụ thể phù hợp với yêu cầu của từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Sau hơn 3 năm triển khai, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã chứng kiến:
Thứ nhất: sự hình thành được hành lang pháp lý cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo thông qua Luật hỗ trợ DNNVV, Luật Chuyển giao công nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn; các chính sách thí điểm cũng đang được các Bộ, ngành tích cực xây dựng, triển khai như: sandbox trong lĩnh vực fintech, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, đưa startup tham gia các chương trình huấn luyện tại nước ngoài v.v…
Thứ hai: hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong phạm vi cả nước có sự phát triển nhanh về mặt số lượng: 23 tổ chức thúc đẩy kinh doanh với những tên tuổi lớn trên thế giới đã vào Việt Nam như 500 startups, 38 vườn ươm khởi nghiệp, và đặc biệt là trên 170 khu làm việc chung với những thương hiệu đang mở rộng ra thị trường quốc tế như Up, Toong;
Thứ ba: sự lan toả mạnh của khởi nghiệp sáng tạo trong toàn quốc và tiếp cận với quốc tế: 52/63 địa phương đã ban hành kế hoạch và bố trí nguồn lực hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, hơn 300 sự kiện về khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức trong cả nước trong đó gần 30% là các sự kiện với quy mô lớn với 500 người tham dự trở lên, hơn 10 chương trình truyền hình về khởi nghiệp sáng tạo được phát sóng trong cả nước; năm 2019: sự kiện Techfest lần đầu tiên đã được tổ chức tại các quốc gia ngoài lãnh thổ Việt Nam như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore tạo cơ hội cho các startup tiếp cận với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại các quốc gia phát triển cũng như thu hút các chuyên gia, nhà đầu tư quốc tế tham gia vào các hoạt động đang triển khai tại Việt Nam.
Thứ tư, các trường đại học đã hình thành nhiều những trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và đặc biệt là một số trường đã đưa môn học về khởi nghiệp sáng tạo vào chương trình chính thức là cơ sở cho việc hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo năng lực tốt trong thời gian tới.
Thứ năm, các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hiện có mặt tại Việt Nam năm 2019 là 61 quỹ trong đó có 10 quỹ trong nước. Đáng chú ý là sự gia tăng lớn về sự tham gia của các nhà đầu tư Hàn Quốc và Singapore vào hệ sinh thái Việt Nam, với 11 quỹ đến từ Singapore và 13 quỹ Hàn Quốc so sánh với chỉ 6 quỹ trong năm 2018 của cả hai quốc gia. Trong năm nay, các quỹ mới của Việt Nam cũng được thành lập, đưa các nguồn lực mới vào hệ sinh thái như Quỹ Nghiên cứu ứng dụng VinTech (VinTech City) và Next100. Sự vào cuộc của các tập đoàn lớn là tín hiệu đáng mừng đối với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia.
Được biết, với sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năm qua, trong 10 tháng đầu 2019 lượng vốn thu hút được từ 29 thương vụ có công bố đã là 751 triệu USD. Đặc biệt, có những thương vụ quy mô rất lớn như thương vụ đầu tư vào VNLIFE, công ty mẹ của giải pháp thanh toán VNPAY lên tới 300 triệu USD, đứng thứ nhất trong số các thương vụ đầu tư vào các công ty công nghệ tài chính khu vực Đông Nam Á, vượt qua cả Singapore. Quy mô các thương vụ đầu tư lớn ngày càng tăng cho thấy tiềm năng hình thành các Kỳ lân mới – Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được định giá trên 1 tỷ USD tại Việt Nam là rất thực tế.
Các khách mời giao lưu tại sự kiện.
Với tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo đã và đang được lan tỏa mạnh mẽ, cũng là để báo cáo những thành tích đã đạt được trong thời gian vừa qua, chia sẻ phương hướng, nỗ lực, nguồn lực của các Bộ, ban, ngành, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Bộ KH&CN đã tiếp tục phối hợp với các đối tác tiêu biểu trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tổ chức sự kiện Techfesh 2019 với chủ đề “Nguồn lực hội tụ”, tiếp tục khẳng định vai trò xây dựng nền tảng và thúc đẩy liên kết cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia.
“Với sự có mặt tham dự và trực tiếp tham gia các hoạt động của Techfest 2019 của các chuyên gia, nhà đầu tư, tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước, và đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tôi tin tưởng rằng, các nguồn lực không chỉ được hội tụ tại đây, mà còn được lan tỏa và nhân rộng hơn sau đó. Tôi mong muốn rằng, thông qua Techfesh 2019, và thông qua việc cùng chung tay xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, triết lý về xây dựng lòng tin để cùng phát triển sẽ được cộng hưởng và đồng hành trong những bước đi tiếp theo. Trên cơ sở đó, chúng ta cùng thống nhất về triết lý và tư duy, tầm nhìn tiến tới hành động, đặc biệt là trong khai thác, liên kết, thu hút và vận dụng có hiệu quả nguồn lực của khoa học và công nghệ, của đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, của sức mạnh tri thức và con người” - Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định.
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại sự kiện.
Trong bài phát biểu của mình Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng cho biết: Tỉnh Quảng Ninh rất vinh dự phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2019. Qua sự kiện này, tỉnh Quảng Ninh rất kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy kết nối, giới thiệu quảng bá nhiều sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời hướng tới gắn kết, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Quảng Ninh phát triển và góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong khu vực về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng cũng hy vọng rằng “Techfest Vietnam 2019” tại Quảng Ninh sẽ thành công rực rỡ trên quy mô quốc gia và quốc tế và sẽ là cơ hội để thu hút các tập đoàn lớn, các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, huấn luyện viên, tổ chức hỗ trợ, tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước cùng chung tay hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam phát triển.
Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo tại sự kiện.
Phát biểu chỉ đạo tại sự kiện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của Bộ KH&CN nhiều năm qua có nhiều hoạt động thiết thực, trong đó 5 lần tổ chức ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giúp cộng đồng khởi nghiệp kết nối các nguồn lực. Năm 2019, Việt Nam đã có bước tiến rất dài phát triển về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là sự vào cuộc của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức... Song, cần nhìn nhận, dù các Starup có điểm riêng nhưng kg thể tách khỏi sự phát triển chung của đất nước, với các tiêu chung của đất nước...
Phó thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, việc “Kết nối” trong các lĩnh vực từ công nghệ, con người... Đặc biệt, trong điều kiện đất nước đang phát triển như Việt Nam thì còn rất nhiều việc cần phải làm để không bị lỡ “con tàu” Cách mạng công nghiệp 4.0. , phải có cách làm mới, khác biệt và sáng tạo. Theo Phó Thủ tướng, nếu cộng đồng sẵn sàng đưa ra, cổ vũ những ý tưởng mới, chung tay nhau để hiện thực hóa thì nhất định sẽ thành công. Tuy nhiên, Phó thủ tướng nhấn mạnh: Phát triển nhanh hơn, còn phải bền vững hơn và đặt niềm tin vào hội tụ nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực con người.
“Techfest 2019 với sự vào cuộc và hỗ trợ của VinTech City, một thành viên của Tập đoàn Vingroup, được hình thành với mục tiêu hỗ trợ toàn diện cho hệ sinh thái nghiên cứu ứng dụng và khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam theo mô hình Silicon Valley. Với mục tiêu đó, VinTech City tập trung vào ba yếu tố cốt lõi: Nhân lực công nghệ, Sản phẩm công nghệ và Hệ sinh thái hỗ trợ. Trong đó, nhân lực công nghệ và sản phẩm công nghệ có lợi thế cạnh tranh được xem là bước đi chiến lược đầu tiên. Đây là điểm nhấn cho chương trình năm nay.
Các đồng chí lãnh đạo trung ương, tỉnh Quảng Ninh và chuyên gia khởi nghiệp thực hiện nghi thức khai mạc Techfest Việt Nam.
Tại sự kiện cũng diễn ra nhiều hoạt động nổi bật khác như Cuộc đua trí tuệ nhân tạo Deep Racer do Công ty Amazon Web Services tổ chức; Diễn đàn Sáng tạo Mở; Thuyết trình tạo cảm hứng TED@Techfest; Chung kết Cuộc thi Tài năng khởi nghiệp sáng tạo quốc gia mà quán quân của cuộc thi sẽ nhận được những giải thưởng có giá trị của Ban Tổ chức.
Bên cạnh đó là sự đồng hành hỗ trợ của các đơn vị trong và ngoài nước như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty CP DL TM Công đoàn GTVT - Sun Travel”.
Kết nối và đẩy mạnh sự tương tác giữa các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Với định hướng chủ đạo “Nguồn lực hội tụ”, Techfest năm nay có mục tiêu trở thành nền tảng liên kết, phát triển mạng lưới chia sẻ giữa các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong khu vực và trên thế giới; cập nhật tình hình và tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, cập nhật xu hướng công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo mới nhất; kết nối đầu tư từ quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đây là nơi kết nối và đẩy mạnh sự tương tác của ít nhất 250 doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng; gần 200 nhà đầu tư trong nước và quốc tế; 150 doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, diễn ra hơn 300 lượt kết nối đầu tư, có gần 100 nhà báo trong nước và quốc tế đến dự và đưa tin về sự kiện. Dự kiến Techfest 2019 sẽ thu hút hơn 6.000 lượt người tham dự. Không gian tổ chức Techfest 2019 được tổ chức xoay quanh các hội thảo, hội nghị, diễn đàn, tọa đàm chuyên sâu, theo 12 làng công nghệ, các khu kết nối đầu tư, cuộc thi và các khu trình diễn công nghệ. |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1282/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam (TECHFEST) 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào KNST tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về Đề án phát triển phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ngày 15/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ.
Ngày 16/11/2024, Trường Đại học Hùng Vương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Những vấn đề mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) thường được xem là cuộc đua dành cho những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, blockchain lại khác: nó được coi là một “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Với Chiến lược Blockchain Quốc gia được Việt Nam công bố gần đây, chúng ta có cơ hội tham gia vào lĩnh vực công nghệ tiên tiến này và đạt được vị thế quốc tế.