Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.
Trải qua hơn chục lần tổ chức, Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng cấp tỉnh đã tiếp thêm động lực, khơi dậy tiềm năng,tư duy sáng tạo của tuổi trẻ đất Tổ, giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai.
Cùng với Vĩnh Phúc và Hưng Yên, Phú Thọ là một trong 3 tỉnh trên cả nước được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế chọn để triển khai thí điểm “Ứng dụng kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc” giai đoạn 2017-2020.
Hiện nay, không ít hộ trong làng nghề chế biến chè Hoàng Văn, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn đã đầu tư trồng, chế biến chè theo quy trình an toàn, đảm bảo chất lượng nhằm tạo thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm.
Ngày 9-8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Sáng tạo khoa học - công nghệ với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Ngày 04/8/2018, tại UBND xã Hạ Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin khoa học công nghệ phối hợp với Trung tâm Tư vấn, sản xuất, dịch vụ và Chuyển giao công nghệ thủy sản – Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 tổ chức hội thảo “Giới thiệu công nghệ tiên tiến nuôi cá lồng bè trên sông, sự cần thiết của việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá lồng sông Lô Phú Thọ”.
Vừa qua, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để sản xuất sản phẩm trà nấm Linh chi túi lọc theo hướng hàng hóa từ nguyên liệu sẵn có tại tỉnh Phú Thọ. Dự án do Hợp tác xã Tân Trường Thịnh chủ trì thực hiện.