Ngày 04/8/2018, tại UBND xã Hạ Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin khoa học công nghệ phối hợp với Trung tâm Tư vấn, sản xuất, dịch vụ và Chuyển giao công nghệ thủy sản – Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 tổ chức hội thảo “Giới thiệu công nghệ tiên tiến nuôi cá lồng bè trên sông, sự cần thiết của việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá lồng sông Lô Phú Thọ”. Đến dự hội thảo có đại diện Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Ninh, UBND xã Hạ Giáp, đại diện một số cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản trên sông Lô (tại huyện Đoan Hùng, huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì) và người dân trong tỉnh.
Lãnh đạo Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, lãnh đạo Trung tâm Ứng dụng và Thông tin khoa học công nghệ khẳng định: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nghề nuôi cá lồng trên sông đang ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao, đây được xem là định hướng phát triển kinh tế phù hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Tuy nhiên, nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết như: thiếu quy trình kỹ thuật, thiếu phương pháp phòng trị dịch bệnh, chưa có thương hiệu riêng, chưa quảng bá, giới thiệu được sản phẩm một cách rộng rãi …
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung liên quan đến việc nuôi cá lồng bền vững trên sông, phản ánh về thực trạng nuôi cá lồng trên sông tại tỉnh Phú Thọ; giới thiệu về công nghệ nuôi cá lồng bè trên sông; giới thiệu công nghệ nuôi cá Chiên và công nghệ sinh sản nhân tạo đối với cá Chiên; Giới thiệu sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá lồng sông Lô góp phần quảng bá và định hướng tiêu thụ sản phẩm.
Đại diện Trung tâm Tư vấn, sản xuất, dịch vụ và
Chuyển giao công nghệ thủy sản trao đổi cùng người dân
Hội thảo là dịp thuận lợi để người dân được trao đổi, thảo luận cùng các nhà khoa học đến từ Trung tâm Tư vấn, sản xuất, dịch vụ và Chuyển giao công nghệ thủy sản thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 về các kinh nghiệm trong quá trình nuôi cá lồng trên sông, đặc biệt là công tác hướng dẫn, phát hiện và phòng trị một số bệnh thường gặp trên cá nuôi lồng. Qua hội thảo, nhiều ý kiến thảo luận đã được đánh giá cao, gợi mở những giải pháp quan trọng để tháo gỡ khó khăn, tạo thêm động lực thúc đẩy nghề nuôi cá lồng trên sông phát triển bền vững tại tỉnh Phú Thọ./.
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.