Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án).
Tích hợp là đưa tất cả các hoạt động quản lý của tổ chức vào một hệ thống thống nhất, không chia tách các thành phần. Vì các hệ thống mà tổ chức áp dụng là phần không thể thiếu trong HTQL chung của tổ chức nên cần nối kết chúng sao cho ranh giới giữa các quá trình được nối liền.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai trên địa bàn tỉnh giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất kinh doanh phát huy nội lực, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, các ngành nghề, dịch vụ nông thôn có lợi thế. Trong đó, khoa học và công nghệ (KH&CN) đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững sản phẩm OCOP.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh.
Hiện nay, Bộ KH&CN đang khẩn trương, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án Chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định nhấn mạnh, trong năm 2023, Tổng cục TCĐLCL phải đánh giá, rà soát và hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Tiến bộ khoa học công nghệ không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh mà còn là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên. Do vậy, đây là yếu tố then chốt góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Hầu hết các địa phương đã ban hành Kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021- 2030 và 50% số địa phương đã ban hành Kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục thúc đẩy phong trào năng suất tại địa phương.
Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chính giúp doanh nghiệp tăng năng suất.
Để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực đào tạo nói chung và hoạt động đào tạo nghiệp vụ TCĐLCL nói riêng, cần có cơ chế, chính sách thuận lợi cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển đổi số.
Việc xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cụ thể, hoạt động tiêu chuẩn hóa cần đổi mới, xác định con đường mới để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đồng thời giải quyết hàng loạt thách thức phải đối mặt như đại dịch Covid-19, suy thoái tài nguyên...
Trong gần 2 năm qua, có 54 doanh nghiệp được cấp chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập, trong đó có 26 doanh nghiệp thuộc ngành phi thực phẩm. Ngoài ra, có hai hợp tác xã nông nghiệp được 2 tổ chức quốc tế hỗ trợ, tư vấn, huấn luyện để cấp chứng nhận Localg.a.p. Đặc biệt, từ sự lan tỏa và tính thiết thực, Bộ tiêu chí hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập đã được nhiều tổ chức như Ban quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, GMP, GlobalG.A.P… thừa nhận.