Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/05/2023
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Định hướng chuyển đổi số ngành TCĐLCL thúc đẩy kinh tế số theo hướng bền vững


Sáng ngày 27/5, Hội thảo Chuyển đổi số và Tự động hóa trong phát triển Kinh tế số nằm trong khuôn khổ chương trình Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – 2023 đã được tổ chức bởi Liên Hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, với sự phối hợp thực hiện của Hội tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình với những đổi mới từ ảnh hưởng tích cực của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, mà trọng tâm là công nghệ số, tự động hoá với sự trợ giúp của phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật; từ đó đã xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế-xã hội cũng như quản trị quốc gia.

Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số trong CMCN 4.0, một mô thức mới đã hình thành, đó là Chuyển đổi số. Chuyển đổi số là quá trình sử dụng công nghệ số để tối ưu hóa hoặc thay đổi các quy trình, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức hoặc doanh nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng cường sự cạnh tranh và nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua việc sử dụng các công nghệ mới.

Bối cảnh trên cũng đặt ra yêu cầu đòi hỏi các tổ chức và doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách thức hoạt động, cải thiện quy trình, nâng cao năng lực công nghệ và tăng cường sự đổi mới để thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia xác định 3 trụ cột quan trọng trong chuyển đổi số là: Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số. Trong đó, Kinh tế số là hoạt động kinh tế được thực hiện thông qua sử dụng công nghệ số, đặc biệt là internet và công nghệ liên quan. Kinh tế số bao gồm mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, quảng cáo trực tuyến, nghiên cứu thị trường trực tuyến, sản xuất số, dịch vụ khách hàng trực tuyến và nhiều hoạt động khác. Đây được xem như một hình thái trong 3 hình thái chuyển đổi số hiện nay, bên cạnh sự phát triển Chính phủ số và Xã hội số.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã có những tham luận trao đổi khía cạnh khác nhau trong các sáng kiến chuyển đổi số và những thành tựu trong sản xuất thông minh, của tự động hoá trong việc góp phần vào sự phát triển Kinh tế số của địa phương cũng như của quốc gia.

TS. Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCCL – Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) cũng không nằm ngoài xu thế chuyển đổi số. Cụ thể, cơ sở triển khai hoạt động chuyển đối số ngành TCĐLCL được thể hiện tại một số văn bản như sau:

Thứ nhất, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị xác định đây là nhiệm vụ lớn, cấp thiết trong xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số là thành tố không thể tách rời trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, trong đó, cơ sở hạ tầng số, dữ liệu số, công nghệ số được xây dựng khá đồng bộ.

Thứ hai, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

TS Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCĐLCL trình bày tham luận: Một số định hướng hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phát triển kinh tế số theo hướng bền vững.

Hai quyết định này đã khẳng định, Chính phủ số là chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội. Chính phủ số chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.

Thứ ba, Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 cũng nêu rõ “Xây dựng chỉ số Hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ”. Bộ KH&CN đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị xây dựng các Chiến lược, Đề án, nhiệm vụ khoa học công nghệ để sớm trình Thủ tướng phê duyệt và áp dụng, trong đó có Đề án Chuyển đổi số ngành TCĐLCL.

Thứ tư, Thông báo số 253/TB-VPCP ngày 20/8/2022 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận Phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số ngày 08/8/2022 về việc xây dựng Đề án Chuyển đổi số ngành TCĐLCL, Bộ KH&CN đã khẩn trương, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện xây dựng Đề án Chuyển đổi số ngành TCĐLCL đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.

Hiện, Bộ KH&CN đang xây dựng Đề án Chuyển đổi số ngành TCĐLCL, trong đó nhấn mạnh quan điểm “Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong hoạt động Chuyển đổi số ngành TCĐLCL, đảm bảo thống nhất, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả. Phát triển các nền tảng số, dữ liệu số, hạ tầng số để kết nối giữa Trung ương và địa phương; trong nước và quốc tế; tạo sự thay đổi lớn của công chức, viên chức, người lao động với người dân và doanh nghiệp về cách thức tổ chức, cách thức phục vụ và thay đổi phương thức làm việc phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, xã hội đất nước”.

Trình bày về định hướng chuyển đổi số ngành TCĐLCL thúc đẩy kinh tế số theo hướng bền vững, TS. Hà Minh Hiệp cho biết: Chuyển đổi số ngành TCĐLCL toàn diện, tổng thể huy động được các nguồn lực tham gia để cung cấp các dịch vụ số chất lượng tốt hơn, tối ưu hơn, bền vững hơn;

Thứ hai, phát huy vai trò của dữ liệu số ngành TCĐLCL làm nguyên liệu không tiêu hao, càng sử dụng càng sử dụng càng mang lại lợi ích cho việc xây dựng và phát triển KT-XH theo hướng bền vững;

Đồng thời, tăng cường tổ chức quản lý, điều hành minh bạch, hiệu lực, hiệu quả từ TƯ đến địa phương, khắc phục tình trạng cát cứ thông tin không kết nối, không chia sẻ...

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng trình bày các giải pháp công nghệ 4.0 tiêu biểu. Đây là những giải pháp công nghệ 4.0 mang lại quy trình sản xuất thông minh, giúp hệ thống vận hành tối ưu nhất. Đồng thời cho phép doanh nghiệp thích ứng linh hoạt, nhanh chóng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Các giải pháp bao gồm: Giải pháp quản trị thông minh /Paperless; Giải pháp nhà máy thông minh/ Đô thị thông minh; Giải pháp/ nền tảng TMĐT/logistic.

Theo most.gov.vn

Lượt xem: 147



BÀI VIẾT KHÁC
Xây dựng mạng lưới chuyên gia năng suất trên toàn quốc
Xây dựng mạng lưới chuyên gia năng suất trên toàn quốc

Việc mở rộng các buổi tổ chức đào tạo chuyên gia năng suất tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong nước về năng suất sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia năng suất, từ đó thu hút các ứng viên trên toàn quốc.

Ngày 13/11/2024
Nâng cao chất lượng sản phẩm chè
Nâng cao chất lượng sản phẩm chè

Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.

Ngày 06/11/2024
Xây dựng sản phẩm OCOP góp phần phát triển nông nghiệp bền vững
Xây dựng sản phẩm OCOP góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.

Ngày 29/10/2024
Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.

Ngày 24/10/2024
Truy xuất nguồn gốc: Nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa
Truy xuất nguồn gốc: Nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa

Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ngày 23/10/2024
Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ
Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ

Ngày 17/10, tại UBND xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lương đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn xã Xuân Đài và xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.

Ngày 18/10/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0