Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 07/07/2020
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Năng suất cao nhờ công nghệ


Những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật đã tác động tích cực vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản. Qua đó, giúp ngành thủy sản nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu.    

Nhiều địa phương đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng đang là hướng đi tất yếu hiện nay. Nắm bắt xu thế này, thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học và công nghệ vào nuôi trồng, chế biến, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình nuôi tôm, cá công nghệ cao xuất hiện ngày một nhiều hơn ở các địa phương như Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh Bạc Liêu, Bình Thuận…

Điển hình, như mô hình nuôi tôm trên cát công nghệ cao tại xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cho thu nhập 2 - 3 tỷ đồng/ha/năm. Điều đáng nói, nhờ áp dụng công nghệ mới, các bãi cát hoang chói nắng, những nương sắn cằn cọc dọc bờ biển trước đây của Xuân Phổ, nay đã trở thành những cánh đồng nuôi tôm công nghiệp trù phú. Tôm được nuôi ở đây là tôm thẻ chân trắng. Loại tôm này có khả năng chịu đựng sự thay đổi về môi trường tốt hơn so với các đối tượng thủy sản khác, đặc biệt là thời gian nuôi ngắn hơn (3 tháng/vụ). Bên cạnh đó, các hộ nuôi phải đầu tư xây dựng nhà bạt, hệ thống quạt nước, máy sục khí để đảm bảo chống chịu các điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi và đảm bảo cho việc hô hấp của tôm. Quy trình nuôi cũng rất nghiêm ngặt, từ xây dựng ao đầm, cải tạo ao, chăm sóc… đến xử lý môi trường...

Cũng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, Cà Mau đã gia tăng tổng sản lượng tôm nuôi (tôm sú, tôm thẻ), đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang nhiều thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Hay, tại vịnh Vân Phong, Khánh Hòa đã mở ra sự phát triển bền vững mô hình nuôi cá chim vây vàng quy mô công nghiệp. Với quy mô 10ha mặt nước và 1.000m3 mặt đất, đây là trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp đầu tiên của cả nước được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2019, sản lượng hơn 200 tấn cá thương phẩm (kích cỡ 0,5 - 1kg/con), mỗi vụ nuôi 8 - 10 tháng, doanh thu đạt khoảng 25 tỷ đồng/vụ…

Theo các chuyên gia, với nguồn lực nội tại, Việt Nam đã vươn lên Top 4 quốc gia sản xuất và cung ứng thực phẩm thủy sản hàng đầu trên thế giới, với những mặt hàng có giá trị và uy tín cao như tôm, cá tra, cà ngừ; đồng thời, nằm trong Top 10 ngành hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn hàng năm cho đất nước. Sản lượng thủy sản đưa vào chế biến xuất khẩu và nội địa khoảng 4,5 - 5 triệu tấn; tiêu thụ dạng tươi, sống khoảng 2 triệu tấn. Trong thành tích chung đó, khoa học và công nghệ đã góp một phần không nhỏ, giúp duy trì năng lực nuôi trồng, chế biến, cung cấp đa dạng thủy sản cho thế giới và trong nước. Đây vẫn tiếp tục là động lực quan trọng đưa ngành thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả hơn, nhất là trong những năm tới, kinh tế Việt Nam phát triển mạnh và thị trường 100 triệu dân sẽ có nhu cầu rất lớn về thủy sản chế biến cũng như thủy sản chất lượng cao.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho rằng, thời gian tới, Chính phủ và các bộ, ngành cần thúc đẩy, hỗ trợ mạnh cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thủy sản. Cụ thể, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động nuôi tôm ở Việt Nam nhằm giúp người nuôi tôm tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin (kỹ thuật nuôi, giá cả và thông tin thị trường), kết nối thị trường (trao đổi hàng hóa, mua sắm thiết bị, công nghệ), trao đổi kinh nghiệm; triển khai sàn giao dịch điện tử cho con giống…

Theo vista.gov.vn

Lượt xem: 336



BÀI VIẾT KHÁC
Bộ KH&CN công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Bộ KH&CN công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) là bộ chỉ số tổng hợp duy nhất hiện nay cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương.

Ngày 02/01/2025
'Việt Nam là một trong số quốc gia đổi mới sáng tạo nhất thế giới'
'Việt Nam là một trong số quốc gia đổi mới sáng tạo nhất thế giới'

Việt Nam - quốc gia đứng thứ 133 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người, nhưng xếp thứ 44 về GII, với thành tích xuất nhập khẩu công nghệ cao và tăng trưởng năng suất lao động, theo CNN.'

Ngày 30/12/2024
Tăng cường bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử
Tăng cường bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu toàn cầu, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên nền tảng TMĐT.

Ngày 26/11/2024
Vinh danh 13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
Vinh danh 13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024

13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.

Ngày 18/11/2024
Kinh nghiệm quốc tế về các chính sách đổi mới công nghệ và bài học cho Việt Nam
Kinh nghiệm quốc tế về các chính sách đổi mới công nghệ và bài học cho Việt Nam

Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp

Ngày 15/11/2024
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.

Ngày 13/11/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0