Để tận dụng cơ hội từ Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), mỗi quốc gia cần xác định những tác động của nó đối với từng lĩnh vực, sở hữu trí tuệ (SHTT) cũng không ngoại lệ.
Gia nhập Thỏa ước La-hay sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (KDCN) ở gần 70 nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài thuận tiện hơn khi đăng ký và bảo hộ KDCN tại Việt Nam.
Đó là nội dung của hai Thỏa thuận được ký kết giữa WIPO với Cục Sở hữu trí tuệ và Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ KH&CN) ngày 01/10/2019, tại Giơneva, Thụy Sỹ.
Kỳ họp lần thứ 59 của Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã khai mạc 10 giờ sáng nay, 30/9/2019 tại Geneva, Thụy Sĩ. Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn một nghìn đại biểu từ 191 quốc gia thành viên. Đoàn công tác Việt Nam gồm 10 đại biểu do đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ dẫn đầu.
Ban Tổ chức đã lựa chọn và trao giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo trong tầm tay” trị giá 50 triệu đồng cho dự án “Máy gieo hạt và bón phân phục vụ sản xuất nông nghiệp” của tác giả Nguyễn Văn Anh, tỉnh Đồng Nai.
Việc kết nối mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp của Việt Nam hiện đã không còn là bài toán quá khó khi rất nhiều nhà đầu tư bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ đưa các dự án của Việt Nam ra thế giới, miễn là có ý tưởng đủ tốt.
Chung kết quốc tế Cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu Thử thách Việt (VietChallenge) 2019 sẽ diễn ra vào ngày 7/9/2019 tại trường đại học MIT, Hoa Kỳ. Lần đầu tiên, việc cập nhật thông tin và tìm kiếm đối tác sẽ được tương tác trên mạng xã hội.
Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng đã tham dự sự kiện VietChallenge 2019 tổ chức tại Boston (Hoa Kỳ). Ngoài ra, Bộ KH&CN đã bắt đầu hành trình kết nối đầu tư cho startup Việt và làm việc với các đối tác lớn tại Hoa Kỳ từ ngày 6/9 (giờ địa phương), tiến đến quy tụ tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - Techfest Vietnam 2019 sắp diễn ra vào 13/9 tại Silicon Valley Hoa Kỳ.
Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
Giải bài toán thương mại hóa các kết quả nghiên cứu không chỉ các trường đại học và viện nghiên cứu, không chỉ của doanh nghiệp, và không riêng của cơ quan chức năng, mà phải là một sự phối hợp toàn diện từ tất cả các bên. Nói cách khác, cần một sự hợp tác để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học.
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) luôn là nhu cầu bức thiết ở mỗi quốc gia. Trong việc kết nối phát triển thị trường khoa học, doanh nghiệp phải đóng vai trò trung tâm. Đặc biệt, cần có một mô hình chuỗi liên kết cụ thể, đi vào chiều sâu, phát huy tối đa vai trò của các nhân tố trong thị trường KH&CN.
Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 được tổ chức tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ ngày 14 - 16/8/2019 với chủ đề "Đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái Trí tuệ nhân tạo". Sự kiện quy tụ những diễn giả hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI), về công nghệ và khởi nghiệp cũng như các chuyên gia trong và ngoài nước về sở hữu trí tuệ, những người đam mê tìm tòi, học hỏi kiến thức về công nghệ AI.