Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 12/04/2023
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Cần có cơ chế, giải pháp hỗ trợ thúc đẩy tạo ra tài sản trí tuệ


Cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, giải pháp hỗ trợ thúc đẩy tạo ra tài sản trí tuệ, đặc biệt là cho các nhóm chủ thể doanh nghiệp và nhóm sản phẩm chủ lực, đặc thù, sản phẩm OCOP địa phương.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), thông qua Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) ở trung ương và địa phương, nhiều nhiệm vụ liên quan đến hỗ trợ nâng cao năng lực, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ cũng đã được hỗ trợ, triển khai. Tính đến tháng 3/2023, có 128 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam, bao gồm 13 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài, 115 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.

Bộ KH&CN đã phê duyệt hỗ trợ triển khai 32 nhiệm vụ về bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý trong năm 2021-2022, bao gồm: 26 nhiệm vụ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT cho các sản phẩm chủ lực địa phương; xây dựng tài liệu giới thiệu và hướng dẫn về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; đăng ký bảo hộ và quản lý biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia và khai thác, áp dụng sáng chế.

Bên cạnh đó, các địa phương đã phê duyệt hỗ trợ triển khai 122 nhiệm vụ từ nguồn kinh phí của tỉnh, trong đó có 21 nhiệm vụ hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý; 52 nhiệm vụ hỗ trợ bảo hộ, quản lý nhãn hiệu chứng nhận; 45 nhiệm vụ hỗ trợ bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm chủ lực, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và 4 nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ thể quyền.

Thông qua việc hỗ trợ bảo hộ, phát triển TSTT cho các sản phẩm chủ lực địa phương nói riêng và hoạt động SHTT nói chung đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, dịch chuyển từ mô hình sản xuất đơn lẻ sang sản xuất tập trung; từ sản xuất, phát triển sản phẩm tự do sang sản xuất, kinh doanh sản phẩm bảo hộ quyền SHTT được kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng.

Cùng với đó, việc bảo hộ SHTT cho các sản phẩm đặc thù địa phương còn góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc, tri thức truyền thống, phát huy và tôn vinh giá trị sản phẩm được sản xuất theo quy trình bản địa. Nhiều sản phẩm sau khi được bảo hộ SHTT, người tiêu dùng đã biết đến rộng rãi, uy tín sản phẩm được nâng cao, giá trị sản phẩm gia tăng đáng kể.

Đặc biệt, thông qua hỗ trợ của Cục Sở hữu trí tuệ, vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang và thanh long Bình Thuận đã lần lượt được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản nào năm 2021. Sự kiện quan trọng này đã đánh dấu bước tiến lớn, thiết lập một thành tựu mới trong hoạt động bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm chủ lực quốc gia. Việc Nhật Bản bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận cũng minh chứng cho nền nông nghiệp Việt Nam đã chuyển mình, khẳng định doanh nghiệp và người dân Việt Nam có đủ năng lực sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn của những quốc gia khó tính nhất thế giới.

Có thể thấy, sự kết nối chặt chẽ giữa Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ và Chương trình OCOP trong giai đoạn vừa qua đã thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP.

Ảnh minh hoạ

Thực tế cho thấy đã có 145 sản phẩm OCOP khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý, như: chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang; chè Tân Cương của tỉnh Thái Nguyên; cà phê của tỉnh Sơn La, lúa gạo ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh An Giang...

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những thách thức trong công tác bảo hộ, phát triển TSTT như chưa có nhiều sản phẩm chế biến được bảo hộ chỉ dẫn địa lý; chủ yếu vẫn là sản phẩm hoa quả, chiếm 35% tổng số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, thủy sản 14%, dược liệu 10%, sản phẩm từ cây công nghiệp 10%, gạo 9%...

Cùng với đó, mô hình quản lý về hệ thống kiểm soát chỉ dẫn địa lý chưa thống nhất: UBND tỉnh chếm 7%, Sở KH&CN 36%, UBND cấp huyện 35%, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9%... Hoạt động tổ chức áp dụng các công cụ quản lý, kiểm tra, giám sát sử dụng chỉ dẫn địa lý chưa được thực hiện hoặc thực hiện không thường xuyên trên thực tế. Vì vậy, các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp chưa được xử lý kịp thời gây mất uy tín cho sản phẩm của các chủ thể đã được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Để khắc phục hạn chế trên, cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, giải pháp hỗ trợ thúc đẩy tạo ra TSTT, đặc biệt là cho các nhóm chủ thể doanh nghiệp và nhóm sản phẩm chủ lực, đặc thù, sản phẩm OCOP địa phương. Cần đổi mới cách tiếp cận, xem sở hữu trí tuệ như công cụ để bảo vệ, quản lý và phát triển giá trị, chứ không chỉ là mục tiêu, kết quả cuối cùng là sản phẩm được bảo hộ. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò của quản lý nhà nước về quản lý, kiểm soát nguồn gốc chất lượng sản phẩm được bảo hộ. Đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nói riêng ở nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá, phát triển hình ảnh, khẳng định vị thể cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Các Sở KH&CN cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành ở địa phương trong việc tham mưu, tổ chức triển khai chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ, hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sở hữu trí tuệ của mình, từ việc đăng ký, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho đến khai thác, sử dụng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó, góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện và hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam, thúc đẩy hơn nữa hoạt động đổi mới sáng tạo, làm giàu tài sản trí tuệ - một nguồn tài nguyên tạo nên nội lực quốc gia phục vụ trực tiếp cho sự phát triển bền vững.

Lượt xem: 75



BÀI VIẾT KHÁC
Đo lường và thúc đẩy kết quả đổi mới sáng tạo cấp địa phương
Đo lường và thúc đẩy kết quả đổi mới sáng tạo cấp địa phương

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 65 Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), ngày 12/7/2024, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Hội thảo bên lề “Đo lường và thúc đẩy kết quả Đổi mới sáng tạo cấp địa phương: Vai trò của các Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương” nhằm thảo luận về công cụ và kinh nghiệm triển khai Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII).

Ngày 16/07/2024
Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ vươn lên thành đầu tàu dẫn dắt
Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ vươn lên thành đầu tàu dẫn dắt

Tại buổi họp bàn về “Chính sách phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) Việt Nam” với Hiệp hội DN KH&CN (VTS) ngày 6/7/2024 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp làm thế nào để các DN KH&CN phát huy vai trò đầu tàu trong việc ứng dụng làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất lao động, cạnh tranh, làm hình mẫu cho các loại hình DN khác.

Ngày 08/07/2024
70% doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo
70% doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo

86% DN nhận định đổi mới sáng tạo là “chìa khoá” quan trọng đối với tăng trưởng trong thời gian tới và 70% DN dự kiến tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo.

Ngày 03/07/2024
Tập huấn về Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Tập huấn về Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Hội nghị tập huấn về thu thập dữ liệu Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024 đã được Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức sáng nay, 2/7. Tham dự Hội nghị, có đại diện của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ Khoa học & Công nghệ; về phía Sở KH&CN có đồng chí Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở; về phía trường ĐH Hùng Vương có đồng chí Trần Đình Chiến - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, cùng đại diện các sở, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Ngày 02/07/2024
Ứng dụng thông minh tích hợp nhiều dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng thông minh tích hợp nhiều dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo

Trong thời gian tới, sự bùng nổ của các ứng dụng thông minh sẽ trở thành xu hướng chủ đạo, thay đổi cách chúng ta tương tác và làm việc hàng ngày. Theo định nghĩa của Gartner, một ứng dụng thông minh (Intelligent application) không chỉ đơn thuần thực hiện các nhiệm vụ cố định mà còn có khả năng thích ứng, tự điều chỉnh và phản ứng linh hoạt dựa trên sự học hỏi từ môi trường và người dùng.

Ngày 21/06/2024
Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm
Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mới ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN về việc hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (TTNT) có trách nhiệm nhằm hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ các hệ thống TTNT, bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống TTNT...

Ngày 19/06/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0