Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Chủ Nhật, 12/03/2023
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Triển khai chính sách khuyến khích hoạt động khai thác tài sản trí tuệ


Ngày 9/3/2023, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị SHTT toàn quốc năm 2023 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước về SHTT năm 2022, đưa ra những định hướng cho hoạt động SHTT năm 2023.

Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt; Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình. Tham dự còn có khoảng 350 đại biểu đại diện cho 58 Sở KH&CN trên toàn quốc.

Đưa Luật Sở hữu trí tuệ sớm đi vào cuộc sống


Hội nghị SHTT toàn quốc năm 2023.

Hội nghị năm nay được tổ chức trong bối cảnh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 6/2022. Bên cạnh đó, Luật Thanh tra năm 2022 cũng đặt ra các vấn đề về cơ cấu tổ chức, chức năng, hoạt động của thanh tra SHTT; Tòa án nhân dân tối cao đang đề nghị thành lập tòa chuyên trách về SHTT ở tòa án nhân dân Cấp cao Hà Nội. Bối cảnh thực tiễn trên đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối với hoạt động quản lý nhà nước về SHTT trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Hiện nay, Luật SHTT đã được sửa đổi, bổ sung với nhiều nội dung được đánh giá là có tính đột phá. Nhiệm vụ trước mắt là khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn để Luật sớm đi vào cuộc sống. Đồng thời, Cục SHTT, các cơ quan liên quan, Sở KH&CN các địa phương rà soát các quy định liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về SHTT, đặc biệt là pháp luật về đầu tư, tài chính...

Bên cạnh hoạt động xác lập, bảo hộ tài sản trí tuệ, theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, cần tăng cường hơn nữa việc triển khai các chính sách nhằm khuyến khích hoạt động khai thác tài sản trí tuệ. "Đây chắc chắn là một trong những giải pháp đột phá để Bộ KH&CN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo, cũng như tạo các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo, biến tri thức thành của cải, vật chất, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước". Bộ trưởng nhấn mạnh. Bộ KH&CN rất kỳ vọng vào sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học với tinh thần "doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; viện, trường là các chủ thể nghiên cứu mạnh".

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động SHTT, coi đây là một trong những giải pháp đột phá nhằm giải quyết dứt điểm tồn đọng trong hoạt động xác lập, bảo hộ quyền SHTT trong thời gian tới.


Lãnh đạo Bộ KH&CN và tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì Hội nghị.

Bộ trưởng đề nghị trong thời gian tới, Cục SHTT cần tiếp tục chủ động, tích cực tham gia đàm phán các nội dung về SHTT trong các hiệp định thương mại; bảo đảm thực thi nghiêm túc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về SHTT ở các địa phương.

Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế rất chú trọng đẩy mạnh phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường KH&CN; tập trung phát triển KH&CN theo cơ chế thị trường, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 2000 đơn đăng ký nhãn hiệu, đã được cấp gần 1200 giấy chứng nhận nhãn hiệu; trong 107 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được cấp 82 văn bằng bảo hộ độc quyền; trong 80 đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích đã được cấp 18 văn bằng bảo hộ độc quyền.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 2 chỉ dẫn địa lý (tinh dầu tràm Huế, nón lá Huế), 5 nhãn hiệu chứng nhận (bún bò Huế, thủ công mỹ nghệ Huế, Festival nghề truyền thống, nông sản Nam Đông, Giải thưởng Cố Đô về khoa học công nghệ) và 49 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm tôm chua Huế, bún Vân Cù, gạo đỏ Quảng Điền, làng nghề nước mắm An Dương, dệt dèng A Lưới, cam Nam Đông, gạo Phú Hồ, cây ném Điền Hương... Hiện tại, Sở KH&CN Thừa Thiên Huế đang làm thủ tục bảo hộ 2 chỉ dẫn địa lý và nhiều nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể khác.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã ban hành các văn bản nhằm thúc đẩy hoạt động quản lý SHTT như: ban hành một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2030, đến nay đã hỗ trợ cho trên 100 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động bảo hộ thương hiệu sản phẩm, giải pháp hữu ích, sáng chế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ KH&CN hỗ trợ tỉnh trong việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm chủ lực ra nước ngoài.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe các chuyên đề liên quan đến SHTT như hoạt động quản lý nhà nước về SHTT tại trung ương và địa phương; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022; đổi mới sáng tạo trong phát triển tài sản trí tuệ… Các đại biểu đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến về bảo hộ tài sản trí tuệ, nâng cao hiệu quả tài sản trí tuệ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chiến lược SHTT tại các địa phương...

Trao đổi tại hội nghị, Giám đốc Sở KH&CN Thừa Thiên Huế Hồ Thắng đã đề xuất giải pháp phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển sản phẩm chủ lực địa phương. Theo đó, bên cạnh hỗ trợ đảm bảo nguồn giống đầu vào, cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ giúp cải tiến quy trình sản xuất.

Ông Hồ Thắng cũng mong muốn ưu tiên áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm chủ lực trên địa bàn. Để hỗ trợ phát triển thương hiệu và nâng cao khả năng thương mại hóa, cần xây dựng chuẩn hóa hệ thống quy cách nhãn mác, tiêu chuẩn quy chuẩn chất lượng và đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực ra nước ngoài.

Hoạt động sở hữu trí tuệ gắn kết các bộ, ngành và địa phương

Tại Hội nghị, ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT cho biết, trong thời gian qua, hoạt động SHTT ngày càng gắn kết với hoạt động chung của Chính phủ, Bộ KH&CN, các bộ, ngành và địa phương.

Năm 2022, số lượng đơn nộp vào Cục SHTT tăng cao, trong đó đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng 3,3% so với năm 2021; lượng văn bằng bảo hộ cấp ra tăng 8,3% so với năm 2021. Kết quả giải quyết đơn đơn khiếu nại và đơn đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ tăng 18%; số lượng đơn liên quan đến văn bằng bảo hộ tăng 18%, kết quả xử lý các loại đơn sau cấp văn bằng bảo hộ tăng 4% so với năm 2021.

Ở cấp địa phương, các Sở KH&CN luôn là một địa chỉ tin cậy để giúp đỡ, tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ về các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Năm 2022, đã có gần 4.000 lượt cá nhân, tổ chức được các Sở KH&CN tư vấn, hướng dẫn về sở hữu công nghiệp, trong đó có 3.505 lượt về nhãn hiệu, 135 lượt về kiểu dáng công nghiệp, 100 lượt về sáng chế và hàng trăm lượt về các đối tượng khác. Trong năm 2022, đã có 38 tỉnh, thành phố ban hành 57 văn bản hỗ trợ chính sách phát triển tài sản trí tuệ dưới các hình thức khác nhau, 132 nhiệm vụ được các địa phương triển khai thực hiện với 118 sản phẩm đặc thù địa phương được bảo hộ, có 268 doanh nghiệp và 320 tổ chức tập thể được hỗ trợ, gần 19.000 lượt người được tập huấn, đào tạo về SHTT.


Cục trưởng Cục SHTT Đinh Hữu Phí cho rằngtrong thời gian qua, hoạt động SHTT ngày càng gắn kết với hoạt động chung của Chính phủ, Bộ KH&CN, các bộ, ngành và địa phương.

Tuy nhiên, kết quả hoạt động nói chung vẫn còn chưa đồng đều và tại nhiều địa phương hoạt động này chưa phát huy tác dụng tương xứng với vị trí, vai trò của cơ quan quản lý, điều hành hoạt động SHTT.

Đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ..., ông Đinh Hữu Phí cho rằng, các Sở KH&CN cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành ở địa phương trong việc tham mưu, tổ chức triển khai chính sách, pháp luật về SHTT, hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động SHTT của mình, từ việc đăng ký, xác lập quyền SHTT  cho đến khai thác, sử dụng và bảo vệ quyền SHTT. Từ đó góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện và hiệu quả hệ thống SHTT của Việt Nam, thúc đẩy hơn nữa hoạt động đổi mới sáng tạo, làm giàu tài sản trí tuệ - một nguồn tài nguyên tạo nên nội lực quốc gia phục vụ trực tiếp cho sự phát triển bền vững.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang đánh giá cao Cục SHTT và Sở KH&CN Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức thành công Hội nghị SHTT toàn quốc năm 2023. Sự kiện đã trở thành diễn đàn quan trọng của ngành KH&CN nhằm đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động SHTT ở các địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước.


Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang phát biểu tại Hội nghị.

Nhân dịp này, Bộ KH&CN và tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao tặng Bằng khen cho một số đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động SHTT.


Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang trao tặng Bằng khen cho một số đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động SHTT.
 


Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương trao tặng Bằng khen của của UBND tỉnh cho tập thể Cục Sở SHTT.

Trong khuôn khổ hội nghị, Lãnh đạo Bộ KH&CN và tỉnh Thừa Thiên Huế và các đại biểu đã tham quan một số gian hàng trưng bày sản phẩm KH&CN tiêu biểu.

Theo most.gov.vn

Lượt xem: 97



BÀI VIẾT KHÁC
Đo lường và thúc đẩy kết quả đổi mới sáng tạo cấp địa phương
Đo lường và thúc đẩy kết quả đổi mới sáng tạo cấp địa phương

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 65 Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), ngày 12/7/2024, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Hội thảo bên lề “Đo lường và thúc đẩy kết quả Đổi mới sáng tạo cấp địa phương: Vai trò của các Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương” nhằm thảo luận về công cụ và kinh nghiệm triển khai Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII).

Ngày 16/07/2024
Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ vươn lên thành đầu tàu dẫn dắt
Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ vươn lên thành đầu tàu dẫn dắt

Tại buổi họp bàn về “Chính sách phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) Việt Nam” với Hiệp hội DN KH&CN (VTS) ngày 6/7/2024 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp làm thế nào để các DN KH&CN phát huy vai trò đầu tàu trong việc ứng dụng làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất lao động, cạnh tranh, làm hình mẫu cho các loại hình DN khác.

Ngày 08/07/2024
70% doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo
70% doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo

86% DN nhận định đổi mới sáng tạo là “chìa khoá” quan trọng đối với tăng trưởng trong thời gian tới và 70% DN dự kiến tăng ngân sách cho đổi mới sáng tạo.

Ngày 03/07/2024
Tập huấn về Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Tập huấn về Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Hội nghị tập huấn về thu thập dữ liệu Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024 đã được Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức sáng nay, 2/7. Tham dự Hội nghị, có đại diện của Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ Khoa học & Công nghệ; về phía Sở KH&CN có đồng chí Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở; về phía trường ĐH Hùng Vương có đồng chí Trần Đình Chiến - Phó Hiệu trưởng Nhà trường, cùng đại diện các sở, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Ngày 02/07/2024
Ứng dụng thông minh tích hợp nhiều dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng thông minh tích hợp nhiều dịch vụ dựa trên trí tuệ nhân tạo

Trong thời gian tới, sự bùng nổ của các ứng dụng thông minh sẽ trở thành xu hướng chủ đạo, thay đổi cách chúng ta tương tác và làm việc hàng ngày. Theo định nghĩa của Gartner, một ứng dụng thông minh (Intelligent application) không chỉ đơn thuần thực hiện các nhiệm vụ cố định mà còn có khả năng thích ứng, tự điều chỉnh và phản ứng linh hoạt dựa trên sự học hỏi từ môi trường và người dùng.

Ngày 21/06/2024
Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm
Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mới ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN về việc hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (TTNT) có trách nhiệm nhằm hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ các hệ thống TTNT, bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống TTNT...

Ngày 19/06/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0