Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 21/03/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chuối Phú Thọ


Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp là một trong những giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và bền vững. Do vậy, thời gian qua, tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó chú trọng sản phẩm chuối.

Dán tem nhãn, đóng hộp sản phẩm chuối trước khi xuất khẩu tại điểm sơ chế chuối ở thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê.

Phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Những năm gần đây, mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung nhằm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, chú trọng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát triển mở rộng diện tích các cây trồng chủ lực gắn với sản xuất hàng hoá, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm cây trồng. Bên cạnh cây bưởi, cây chè, chuối cũng được xác định là cây trồng chủ lực, do đó tỉnh tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích để nâng cao giá trị kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Huyện Cẩm Khê có địa hình và các tiểu vùng khí hậu thuận lợi cho sản xuất chuối. Diện tích chuối toàn huyện hiện có gần 500ha, tập trung ở các xã: Minh Tân, Hùng Việt và thị trấn Cẩm Khê. Diện tích chuối phân bố chủ yếu ở những vùng đất bãi ven sông, đất đai mầu mỡ, có lượng phù sa bồi đắp hàng năm nên cây chuối sinh trưởng tốt, năng suất cao, thích hợp cho phát triển cả giống chuối tây, chuối tiêu cung cấp cho thị trường nội tiêu và xuất khẩu đi Trung Quốc.

Để góp phần xây dựng thương hiệu chuối Phú Thọ, năm 2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) đã triển khai mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chuối tại thị trấn Cẩm Khê và xã Minh Tân với diện tích 40ha, trên giống chuối tây. Tham gia mô hình, các hộ dân, cơ sở sản xuất được hướng dẫn, trang bị kiến thức, kỹ năng về quản lý, tổ chức sản xuất, phát triển thị trường, các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh chuối, sơ chế, chế biến; hướng dẫn thiết lập vùng trồng đủ tiêu chuẩn được cấp mã số nội địa, cấp giấy chứng nhận VietGAP. Mô hình đã hỗ trợ cơ sở xây dựng một điểm sơ chế, chuối sau thu hoạch được làm sạch theo quy trình, đóng gói, dán tem nhãn, đóng hộp quảng bá thương hiệu chuối Cẩm Khê. Mô hình chuối cho năng suất bình quân đạt 40,5 tấn/ha, tổng thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí cho lợi nhuận hơn 190 triệu đồng/ha/năm.

Không chỉ ở huyện Cẩm Khê, nghề trồng chuối ở huyện Lâm Thao có từ nhiều năm trước. Trên những vùng đất bãi ven bờ sông Hồng, người dân các xã Vĩnh Lại, Cao Xá, Bản Nguyên, Xuân Huy đã trồng và trở thành vùng chuối lớn nhất, nhì tỉnh. Đến nay đã có khoảng 300ha chuối tiêu xanh, tiêu hồng, chuối tây... trong đó hơn 200ha cho sản phẩm, năng suất trên 400 tạ/ha, sản lượng đạt gần 9.000 tấn. Bình quân mỗi năm Lâm Thao thu khoảng gần 10 ngàn tấn, phần lớn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Nhờ nắm rõ thông tin thị trường, xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, nhiều nông dân trồng chuối ở Lâm Thao trở nên giàu có.

Ông Nguyễn Bá Viên - Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất chuối xã Vĩnh Lại chia sẻ: “Gia đình tôi trồng năm héc ta chuối, bao gồm cả chuối tiêu xanh truyền thống và chuối tây. Khi tham gia Tổ hợp tác, tôi được hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chuối, trồng chuối theo tiêu chuẩn VietGAP, được cấp mã số vùng trồng, giúp sản phẩm chuối Lâm Thao tiếp cận tới nhiều thị trường, góp phần thúc đẩy hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô ngày càng lớn, hình thành các liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng, phát triển thương hiệu “Chuối Lâm Thao” trở thành sản phẩm chất lượng, an toàn, đứng vững ở thị trường trong nước và thị trường tiềm năng Trung Quốc”.

Sản phẩm chuối của Tổ hợp tác sản xuất chuối xã Vĩnh Lại được người tiêu dùng ưa chuộng.

Gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm

Với mục tiêu phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm chuối Phú Thọ, ngành Nông nghiệp đang xây dựng vùng chuối sản xuất tập trung chuyên canh được ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Năm 2023, các mô hình trồng chuối VietGAP được triển khai trên diện tích 45ha ở hai huyện Cẩm Khê và Hạ Hòa. Tại các vùng trồng, các hộ dân đã áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật sản xuất chuối và các vùng trồng đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ thị trường xuất khẩu, năm 2023, cán bộ kỹ thuật của Chi cục TT&BVTV tỉnh đã hướng dẫn lập hồ sơ cấp mã số cho 24 vùng trồng chuối, tiến hành kiểm tra thực địa, hoàn thiện hồ sơ, cấp 24 mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ trong nước cho toàn bộ 24 vùng trồng với diện tích trên 300ha. Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn cấp và quản lý chín mã số vùng trồng cho tám vùng trồng chuối với diện tích gần 250ha phục vụ xuất khẩu đi thị trường EU, Trung Quốc.

Cùng với tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn thị trường, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng thực hiện kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã, tổ hợp tác thông qua việc hỗ trợ tem điện tử truy xuất nguồn gốc, hộp đựng sản phẩm; mời một số doanh nghiệp đến khảo sát vùng chuối, thực hiện ký kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác để liên kết sản xuất, gắn với sơ chế, chế biến, tiêu thụ chuối cho bà con.

Đồng chí Phan Văn Đạo - Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh cho biết: “Ngành Nông nghiệp đang tổ chức thực hiện quy hoạch của tỉnh, xây dựng vùng sản xuất chuối tập trung ở các huyện dọc hai bờ sông Hồng gồm: Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Hạ Hòa... Theo kế hoạch đến năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 4.820ha trồng chuối. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 33 vùng sản xuất chuối tập trung với diện tích hơn 1.000ha, đã cấp và quản lý 33 mã số vùng trồng trên diện tích gần 600ha chuối. Thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục hướng đến thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc”.

Để xây dựng, quảng bá rộng rãi thương hiệu sản phẩm chuối trên địa bàn tỉnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, ngành Nông nghiệp tiếp tục quản lý, hướng dẫn duy trì diện tích chuối đã được cấp mã số vùng trồng. Tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng, mã số vùng trồng. Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ giữa nông dân với các doanh nghiệp, HTX theo hợp đồng đảm bảo ổn định đầu ra cho nông dân. Đồng thời, khuyến khích người dân đổi mới, chuyển từ sản xuất đơn giá trị sang tích hợp sản phẩm đa giá trị; chú trọng đầu tư nhà kho, điểm sơ chế đóng gói, trang, thiết bị trong sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản, tem nhãn để quảng bá thương hiệu sản phẩm chuối Phú Thọ...

Theo baophutho.vn

Lượt xem: 62



BÀI VIẾT KHÁC
Phú Thọ có 4 giải pháp đạt giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Phú Thọ có 4 giải pháp đạt giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022-2023). Dự buổi lễ có đồng chí Lê Quang Huy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Ngày 27/04/2024
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ - Yếu tố quan trọng nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương - Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ - Yếu tố quan trọng nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương - Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc

Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII) nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương, bên cạnh đó, bộ chỉ số PII còn góp phần nâng cao năng lực và kết quả hoạt động KH,CN&ĐMST quốc gia; đặc biệt là góp phần thực hiện và theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược KH,CN&ĐMST đến năm 2030, Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030

Ngày 26/04/2024
KH,CN&ĐMST thúc đẩy phát triển đất nước theo hướng bền vững
KH,CN&ĐMST thúc đẩy phát triển đất nước theo hướng bền vững

Việt Nam đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào vốn và lao động sang mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Đây là mục tiêu dài hạn, cần sự vào cuộc, sự chung tay góp sức của các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội trong ứng dụng và phát triển KH,CN&ĐMST.

Ngày 22/04/2024
Công nghệ số góp phần quảng bá hình ảnh di sản văn hóa vùng Đất Tổ
Công nghệ số góp phần quảng bá hình ảnh di sản văn hóa vùng Đất Tổ

Với mong muốn hỗ trợ đồng bào, du khách khi về với Đất Tổ, những năm gần đây, các ngành, đơn vị của tỉnh đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng các ứng dụng số. Các ứng dụng thông minh không chỉ góp phần giới thiệu, quảng bá giá trị di sản vùng Đất Tổ mà còn mang lại nhiều tiện ích cho người dân, du khách khi về với mảnh đất cội nguồn của dân tộc.

Ngày 16/04/2024
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ thúc đẩy đổi mới và sáng tạo - Hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ thúc đẩy đổi mới và sáng tạo - Hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc

Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) công bố chủ đề Ngày SHTT thế giới 2024 là: “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”.

Ngày 15/04/2024
Xây dựng thương hiệu từ sản xuất chè an toàn
Xây dựng thương hiệu từ sản xuất chè an toàn

Với mục tiêu nâng cao chất lượng chè nguyên liệu, hướng đến quy trình sản xuất bền vững, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác, Hợp tác xã (HTX) Chè Cẩm Mỹ, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn áp dụng canh tác chè theo quy chuẩn an toàn VietGAP và đang triển khai kỹ thuật trồng chè hữu cơ, đã mang lại hiệu quả.

Ngày 13/04/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0