Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương phục vụ phát triển du lịch trên quê hương Đất tổ.


Cơ quan chủ trì
Trường Đại học Hùng Vương
Chủ nhiệm
TS. Hà Thị Lịch
Cán bộ tham gia

Mục tiêu

 1.  Sưu tầm, hệ thống hóa những biểu tượng đặc trưng của văn hóa Hùng Vương; lựa chọn những biểu tượng tiêu biểu có khả năng thiết kế thành các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương.

 

2.  Thiết kế, sản xuất thử nghiệm 10 mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương phục vụ cho việc phát triển du lịch về nguồn trên quê hương đất Tổ.


Kết quả thực hiện

 1.  Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn

 

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Sản phẩm lưu niệm mà du khách mua làm kỷ niệm hay tặng cho bạn bè, người thân hàm chứa ý nghĩa hết sức đặc biệt, là sự ghi lại kỷ niệm và mang thông điệp đặc trưng của nơi sản sinh ra nó. Gắn với thực trạng của sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm lưu niệm nói riêng của Việt Nam hiện nay, chúng ta nhận thấy cần phải có sự thay đổi đáng kể về nhiều mặt, trong đó cần nhất là sự thay đổi để tạo nên giá trị đặc trưng cho mỗi sản phẩm. Trong số những hướng đi để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm lưu niệm, việc khai thác biểu tượng văn hóa là một hướng đi khả thi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, khai thác biểu tượng lại là công việc vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có cách tiếp cận vừa cụ thể, vừa bao quát.

 

Đối với tỉnh Phú Thọ, từ thực trạng sản phẩm du lịch và sản phẩm lưu niệm tại các điểm du lịch cho thấy sự cấp thiết phải thiết kế được những sản phẩm mang dấu ấn đất Tổ - vùng đất phát tích quốc gia - dân tộc. Việc khai thác những đặc trưng văn hóa Hùng Vương mà cụ thể là hệ thống biểu tượng văn hóa từ khảo cổ học, lịch sử, truyền thuyết... chính là hướng đi phù hợp nhất để du khách cả nước được hưởng thụ những giá trị văn hóa cội nguồn.

 

2. Đánh giá thực trạng các sản phẩm lưu niệm tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

 

Sản phẩm lưu niệm tại khu di tích lịch sử đền Hùng những năm gần đây nhìn chung không có gì mới về mẫu mã cũng như số lượng. Về số lượng thì hàng lưu niệm tại đây chỉ có khoảng 45 sản phẩm như: áo phông in dòng chữ đất Tổ, móc chìa khóa, trống đồng, quạt giấy, nhà sàn, bùa bình an, chuông gió, thú

nhồi bông, đĩa in hình đền Hùng… trong đó mặt hàng có giá trị văn hóa chiếm tỉ lệ rất ít.

 

Các sản phẩm lưu niệm tại đây chỉ có một số ít là có tính đặc trưng của đất Tổ, còn phần nhiều đều là các sản phẩm từ những điểm du lịch khác và sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vào. Dù là sản phẩm có tính đặc trưng hay sản phẩm từ nơi khác thì mẫu mã cũng như kiểu dáng còn đơn điệu, không phong phú, chất lượng sản phẩm còn kém, chưa phát huy được hết giá trị văn hóa vốn có của đất Tổ.

 

Trong hệ thống các sản phẩm lưu niệm đó tại Đền Hùng, các sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 9%). Các mặt hàng chứa đựng giá trị văn hóa lại được chế tác rất đơn giản, không phản ánh được chiều sâu văn hóa của nội dung phản ánh, nhưng mặt khác giá thành lại tương đối cao. Từ đó dẫn đến mức độ tiêu thụ của các sản phẩm tiêu biểu rất chậm. Việc thiếu vắng các sản phẩm lưu niệm chứa đựng giá trị văn hóa tiêu biểu dân tộc, nhất là thời đại Hùng Vương tại Đền Hùng phản ánh sự thiếu bản sắc, đặc trưng trong việc tổ chức hoạt động du lịch. Vì vậy, cần thiết phải đưa ra các biện pháp để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng lưu niệm có giá trị văn hóa tại đây.

 

3.  Sưu tầm, hệ thống hóa những biểu tượng đặc trưng của văn hóa HùngVương; lựa chọn những biểu tượng tiêu biểu mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương để thiết kế và sản xuất thử nghiệm

 

Đề tài đã sưu tầm, hệ thống hóa những biểu tượng mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương, có thể được phân xuất theo những tuyến tính khác nhau, có thể dựa vào tiêu chí văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, để phân loại biểu tượng văn hóa tương ứng. Với quan niệm, mỗi sự vật khi đã trở thành biểu tượng thì chúng có giá trị tự thân của nó, ngay cả khi tách biệt khỏi nguồn gốc hình thành và trong nhiều trường hợp, các biểu tượng dù hình thức khác nhau nhưng đều biểu thị những chủ đề nhất định, chúng tôi đề xuất cách phân loại dựa theo chủ đề/ý nghĩa của các biểu tượng. Theo đó, văn hóa Hùng Vương có thể hệ thống hóa theo các nhóm biểu tượng sau:

 

-  Biểu tượng Thiên văn - Vũ trụ - Quyền lực.

 

-  Biểu tượng những người anh hùng - sức mạnh dân tộc.

 

-  Biểu tượng nghi lễ, tín ngưỡng, sinh hoạt dân gian.

 

-  Biểu tượng đời sống sản xuất của cải vật chất - Sức sáng tạo của người lao động và ước mơ cuộc sống đủ đầy.


Thời gian
5/2015 - 5/2017
Kinh phí
473.5 triệu đồng
Lượt xem: 53



BÀI VIẾT KHÁC
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 03/05/2024
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Ngày 03/05/2024
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải 1 Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải 1 Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Ngày 09/04/2024
Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tâm linh "Nghi lễ rước nước Bạch hạc, Đền Tam Giang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tâm linh "Nghi lễ rước nước Bạch hạc, Đền Tam Giang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tâm linh "Nghi lễ rước nước Bạch hạc, Đền Tam Giang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Ngày 03/04/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0