Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 11/12/2023
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu, đổi mới hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam hiện nay


Môi trường là một trong ba trụ cột quan trọng của sự phát triển bền vững, là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới. Quyền của mọi người được sống trong một môi trường trong lành mới lần đầu tiên được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và bảo vệ tại Điều 43. So với nhiều ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội, hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về môi trường được hình thành tương đối muộn.

Năm 1993, với việc thành lập Cục Môi trường trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (tiền thân là Vụ Điều tra cơ bản trực thuộc Ủy ban Khoa học nhà nước), nước ta lần đầu tiên mới chính thức có một tổ chức chuyên môn giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường. Song song với đó, 63 Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường đều đã được thành lập tại các địa phương mà đầu mối là Phòng Quản lý môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn. Vào thời điểm này, tại các Bộ, ngành và chính quyền cấp quận/huyện, phường/xã chưa có tổ chuyên môn và cán bộ đầu mối về quản lý môi trường. Từ đó đến nay, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở nước ta đã trải qua nhiều quá trình phát triển, thay đổi cho phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống cơ quan này cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường, đặc biệt tại một số địa phương còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phân cấp quản lý; hầu hết các Chi cục bảo vệ môi trường chưa có tổ chức thực hiện chức năng quản lý bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Năng lực điều phối, giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thống nhất quản lý nhà nước về môi trường của ngành môi trường còn nhiều bất cập, lúng túng và chưa hiệu quả do còn chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng. Bên cạnh đó, do ô nhiễm môi trường thường có tính chất liên vùng do yếu tố lan truyền nên trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong bảo vệ môi trường chưa được đề cao. Còn phổ biến xảy ra tình trạng không quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường để ưu tiên cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến sự tăng trưởng nóng, kém tính bền vững. Qua thực tiễn hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thấy nhiều địa phương còn nương nhẹ 19 trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp trên địa bàn; buông lỏng công tác quản lý môi trường nhằm trải thảm đỏ kêu gọi đầu tư; trong quy hoạch, xét duyệt các dự án đầu tư không cân nhắc, tính toán đầy đủ các tác động xấu tới môi trường sinh thái mà chỉ chú trọng tới các lợi ích kinh tế trước mắt. Điều đó đã và đang gây ra những tổn thất lớn đến môi trường nước ta.

Xuất phát từ thực tiễn đó, ThS. Vũ Đình Nam và nhóm nghiên cứu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện “Nghiên cứu, đổi mới hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam hiện nay” với mục tiêu: Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta; Đề xuất, xây dựng được mô hình hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam.

Trên bình diện quốc tế, nhiều quốc gia đã sớm quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là những quốc gia phát triển. Tại các quốc gia này, các nghiên cứu về vấn đề môi trường nói chung và về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường nói riêng đã có từ khá sớm, điển hình là Hoa Kỳ. Ngay từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã có khá nhiều nghiên cứu về vai trò của môi trường trong xã hội và việc xây dựng cơ quan quản lý môi trường, tiêu biểu là một số tác phẩm đã được xuất bản thành sách như: cuốn Môi trường: Thách thức trong một xã hội hiện đại của Lynton K. Caldwell phát hành năm 1970, bước đầu nghiên cứu về khái niệm môi trường, vai trò của môi trường và thách thức do môi trường đặt ra trong một xã hội hiện đại; cuốn Con người và Môi trường: Chính sách và Quản lý cũng của Lynton K. Caldwell phát hành năm 1975 làm rõ hơn mối quan hệ giữa môi trường và con người, các yêu cầu về chính sách và sự quản lý nhằm bảo vệ môi trường, giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường với con người; cuốn Chính sách kinh tế môi trường của các tác giả A. Mvrick Freeman III, Robert H. Haveman và Allen V. Kneese xuất bản năm 1973 đã có những nghiên cứu khá sớm về vấn đề kinh tế môi trường, coi môi trường không chỉ là đối tượng để bảo vệ môi trường mà còn là đối tượng tài nguyên cần được khai thác phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nghiên cứu sau đó của Hoa Kỳ về môi trường tiếp tục được phát triển đa dạng dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau như: chính trị môi trường, kinh tế môi trường và quản lý môi trường.

Về hệ thống cơ quan quản lý môi trường và việc đổi mới cơ quan quản lý môi trường, Hoa Kỳ cũng đã có những nghiên cứu có giá trị như: cuốn Thực hành kiện toàn tổ chức: Trường hợp của cơ quan bảo vệ môi trường của Alfred A. Marcus xuất bản năm 1970 nghiên cứu điển hình về việc thay đổi cơ quan bảo vệ môi trƣờng, cuốn Tổ chức bộ máy cơ quan bảo vệ môi trường của cùng tác giả xuất bản năm 1990; cuốn Cơ quan bảo vệ môi trường: Những câu hỏi sai của các tác giả Mark Landy, Marc Roberts & Stephent Thomas xuất bản năm 1990 đã đi sâu nghiên cứu về tính chất và nguyên tắc tổ chức bộ máy cơ quan bảo vệ môi trường v.v... Như theo Alfred A. Marcus1, cấu trúc của một tổ chức phụ thuộc vào lĩnh vực và chính sách mà tổ chức đó theo đuổi. Trong quản lý môi trường, yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm nguyên tắc quản lý toàn diện dưới các góc độ: môi trường sinh thái, kinh tế và chính trị. Về môi trường sinh thái, quản lý môi trường phải được chú trọng ở ba giai đoạn: bảo vệ các thành phần môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Về kinh tế, quản lý môi trường phải giải quyết được mối quan hệ giữa môi trường với vai trò cung cấp nguyên liệu đầu vào cho phát triển kinh tế và những tác động trở lại của phát triển kinh tế đối với môi trường. Về chính trị, quản lý môi trường phải có tầm nhìn xa, bảo đảm giải quyết hài hòa lợi ích của các thành phần trong xã hội và giữa thế hệ hiện tại với thế hệ tương lai. Nguyên tắc quản lý toàn diện đòi hỏi thẩm quyền quản lý môi trường cần phải được tập trung ở một cơ quan có quyền lực đủ mạnh để có thể phối hợp được các nhiệm vụ quản lý môi trường vốn bị phân mảnh ở các ngành và lĩnh vực, đồng thời bảo đảm giải quyết được những vấn đề môi trường rộng lớn.

Đổi mới hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cho phù hợp với điều kiện và thực tế phát triển ở mỗi giai đoạn khác nhau là yêu cầu cấp thiết trong quá trình hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước. Đổi mới hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phải được thực hiện trên hai phương diện chính là đổi mới tổ chức và đổi mới hoạt động, như vậy mới đảm bảo việc đổi mới được tiến hành đồng bộ và có tính khả thi.

Về mặt tổ chức, hiện nay, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở nước ta được thiết kế theo mô hình kết hợp giữa chiều ngang và chiều dọc, theo đó, Tổng cục Môi trường có các đơn vị trực thuộc là Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc, Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên, Cục bảo vệ môi trường miền Nam, các Vụ thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp. Đây là những cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường theo ngành dọc từ trung ương đến các miền. Ở địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường được tổ chức theo chiều ngang, theo đó thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường hoặc Phòng Quản lý môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường còn được thành lập ở các Bộ chuyên ngành để thực hiện chức năng quản lý môi trường tương ứng với lĩnh vực quản lý của họ. Mô hình tổ chức này có những ưu điểm nhất định song nhược điểm lớn nhất của mô hình này là khó đảm bảo tính tổng thể về quản lý môi trường trong sự phát triển chung của đất nước và có thể gặp khó khăn trong việc phối hợp hành động khi xử lý các sự cố môi trường.

Về mặt hoạt động, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa phương đã có sự trưởng 210 thành vượt bậc về trình độ so với trước đây, thể hiện ở việc ngày càng nhiều người được đào tạo chính quy và bài bản về chuyên ngành môi trường, tuy nhiên, nhìn tổng thể đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về môi trường vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa theo kịp được các yêu cầu mới đặt ra, đặc biệt là đội ngũ cán bộ môi trường cấp huyện, cấp xã. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hiện nay ngoài việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước còn thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công cho xã hội, bao gồm dịch vụ hành chính công, sự nghiệp công và dịch vụ công ích, trong số đó có những dịch vụ công bắt buộc phải do nhà nước nắm giữ nhưng cũng có những loại hình dịch vụ công có thể xã hội hóa, có thể phân cấp cho thị trường mà không nhất thiết phải do cơ quan nhà nước quản lý. Nghiên cứu để xã hội hóa các dịch vụ công trong quản lý nhà nước về môi trường cũng là đòi hỏi đặt ra đối với nước ta hiện nay.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18861/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Theo vista.gov.vn

Lượt xem: 428



BÀI VIẾT KHÁC
Khoa học và công nghệ - động lực phát triển bền vững
Khoa học và công nghệ - động lực phát triển bền vững

Xác định khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh, bền vững, trên cơ sở bám sát nhiệm vụ được giao, ngành KH&CN Phú Thọ tập trung triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN phù hợp với thực tiễn sản xuất của tất cả các ngành, lĩnh vực và đời sống.

Ngày 18/05/2024
Thủ tướng: KHCN và đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận, là con đường ngắn nhất để đạt các mục tiêu
Thủ tướng: KHCN và đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận, là con đường ngắn nhất để đạt các mục tiêu

Nhấn mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn, đồng thời cũng là con đường ngắn nhất để đạt được các mục tiêu, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó có đề xuất, triển khai các chính sách vượt trội để phát huy hơn nữa vai trò của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực.

Ngày 15/05/2024
Hướng dẫn cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia
Hướng dẫn cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia

Ngày 10/5/2024 tại Đà Nẵng, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Hướng dẫn cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia”.

Ngày 14/05/2024
Nhanh chóng xây dựng đội ngũ nhân lực vi mạch bán dẫn chất lượng cao, chuyên môn sâu
Nhanh chóng xây dựng đội ngũ nhân lực vi mạch bán dẫn chất lượng cao, chuyên môn sâu

Dự hội thảo quốc tế "Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu", sáng 4/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, công tác đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn không chỉ phục vụ Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, nhu cầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam mà cần nằm trong bài toán tổng thể của ngành vi mạch bán dẫn, công nghiệp điện tử toàn cầu.

Ngày 06/05/2024
Đẩy mạnh phối hợp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen
Đẩy mạnh phối hợp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen

“Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ đồng hành cùng các nhà khoa học trong từng lĩnh vực bảo tồn nguồn gen để đạt được những thành tựu cụ thể trong thời gian tới. Sớm hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ để tạo hành lang pháp lý tiếp tục triển khai Chương trình trong giai đoạn tiếp theo”.

Ngày 23/04/2024
Phú Thọ: Hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024
Phú Thọ: Hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

Ngày 21 tháng 4 hàng năm được Liên hợp quốc (UN) chọn làm Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới (The World Creativity and Innovation Day) nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triến kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội bền vững và thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của con ngườ

Ngày 16/04/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0