Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 04/04/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Kết quả bước đầu áp dụng Hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có tổng số 9,905 doanh nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều có quy mô sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ, hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, do vậy gặp khó khăn trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Rất ít doanh nghiệp đầu tư dài hạn trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ công nghệ cao, sáng tạo…, nên việc kết nối với các doanh nghiệp FDI còn kém, chưa tạo ra nền tảng vững chắc của sự phát triển. Đó là chưa kể, năng lực công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân còn thấp, chưa áp dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp có hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, tiêu tốn nguyên, nhiên liệu, ảnh hưởng xấu tới môi trường, trong khi chất lượng và mẫu mã sản phẩm hàng hóa dịch vụ còn hạn chế. Ngoài ra việc áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức; dẫn đến việc quản lý, kiểm soát nội bộ về quy trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn; năng suất còn thấp, nhiều sản phẩm hàng hóa chưa có sức cạnh tranh cao...

Trao chứng chỉ tại Khóa đào tạo nhận thức và áp dụng công cụ 5S

Việc đưa các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh quy trình hóa các hoạt động, qua đó chuẩn hóa và thiết lập các chuẩn mực cần thiết để kiểm soát các hoạt động; tạo lập cách thức làm việc thống nhất và cung cấp đầu ra tin cậy, ổn định, chất lượng,… từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giúp giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Theo thống kê, giai đoạn 2014-2020, tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt triển khai một dự án xây dựng mô hình điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng tích hợp hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ cải tiến NSCL để nâng cao NSCL sản phẩm, hàng hóa; đồng thời hỗ trợ 79 dự án đầu tư đổi mới công nghệ với tổng kinh phí hỗ trợ gần 22 tỉ đồng. Tỉnh đã rà soát, bổ sung, cập nhập danh mục tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia còn hiệu lực làm cơ sở dữ liệu để hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng.

Qua đó, đã có trên 30 doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX) được hướng dẫn xây dựng, công bố áp dụng tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, HTX; trên 50 lượt doanh nghiệp được hướng dẫn thực hiện đăng ký, sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm và ghi nhãn hàng hóa trên sản phẩm; 16 sản phẩm nông nghiệp có lợi thế được đăng ký bảo hộ sở hữu và quản lý phát triển thương hiệu bằng các hình thức nhãn hiệu tập thể; hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức để tạo lập 148 văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ... tạo động lực, khích lệ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Điển hình, Công ty TNHH chè Hoài Trung, huyện Thanh Ba đã chú trọng đổi mới công nghệ, nâng cao NSCL, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Bà Bùi Thị Mão - Giám đốc Công ty cho biết: Thông qua các khóa đào tạo, tập huấn về NSCL, Công ty đã chú trọng các công đoạn, quy trình sản xuất các sản phẩm. Công ty có ba dây chuyền sản xuất khép kín với công suất máy trên 40 tấn chè búp tươi/ngày. Công ty đã được cấp chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý ISO 22000, giúp Công ty kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh chè. Đây là cơ sở xây dựng niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn của sản phẩm. 

Tư vấn hố trợ truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm chè 

Không chỉ doanh nghiệp trên, thực tế cho thấy việc triển khai ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến NSCL đã giúp cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cải tiến sản xuất, nâng cao khả năng quản trị, quản lý sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm chi phí sai lỗi, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng. Các hoạt động ứng dụng đã góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thúc đẩy xuất khẩu. Từ đó cho thấy các tổ chức, doanh nghiệp hơn lúc nào hết, cần sự chia sẻ, hỗ trợ từ phía nhà nước để nâng cao năng lực của mình một cách bền vững và góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh đi lên.

Do vậy Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề xuất thực hiện Dự án “Thúc đẩy áp dụng Hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. Dự án triển khai phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp, phù hợp theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 4835/KH-UBND ngày 21/10/2021.

Mục tiêu chung của dự án là hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng góp phần nâng cao năng suất chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa chủ lực tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năng cao nhận thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

     Kết quả bước đầu của dự án đã tư vấn, hướng dẫn 12 doanh nghiệp xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng; Đào tạo nhận thức về Tiêu chuẩn ISO, mỗi đơn vị 01 buổi đào tạo; đào tạo về Hệ thống quản lý chất lượng và các công cụ kiểm soát chất lượng; Xây dựng quy trình, giải pháp ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm phù hợp với thực tiễn của 05 đơn vị; Hướng dẫn các đơn vị xây dựng quy chế quản lý, khai thác việc cung ứng và sử dụng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Tổ chức 05 buổi tập huấn, hướng dẫn tại 4 đơn vị về quy chế quản lý và cách thức vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, mỗi đơn vị 01 buổi. Thông qua quá trình hướng dẫn, cán bộ các phòng ban trong công ty nắm được cách thức cập nhật dữ liệu truy xuất và cách tạo mã tem, cách thức in tem truy xuất nguồn gốc. Thực hiện hướng dẫn xây dựng hệ thống VietGAP cho: Công ty TNHH SADOECO; Công ty TNHH Chè Hoài Trung và Công ty Cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam. Thực hiện hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại HAC; Công ty cổ phần nông nghiệp An Tâm, Công ty TNHH Quốc An Việt Trì; Công ty TNHH Chè Hoài Trung, Công ty TNHH SADOECO. Cơ quan chủ trì cũng đã phối hợp với Tổ chức chứng nhận và giám định Quốc tế Isocert, Công ty CP dịch vụ thương mại KHCN Hùng Vương Hà Nội và Công ty CP Chứng nhận và kiểm định Vinacontrol tổ chức 01 hội nghị tuyên truyền “Áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng tại doanh nghiệp”, …

Áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng là một trong những giải pháp quan trọng bên cạnh những giải pháp về đầu tư đổi mới khoa học kỹ thuật giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất và qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, việc triển khai dự án sẽ mang lại hiệu quả tốt, từ đó giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp phát triển lớn mạnh trở thành nòng cốt kinh tế của tỉnh.

Kết quả thành công bước đầu của dự án sẽ góp phần giúp tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất; tiết kiệm chi phí về nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. Từ đó, sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từng bước khẳng định thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Lượt xem: 124



BÀI VIẾT KHÁC
GIAN HÀNG GIỚI THIỆU SẢN PHẨM OCOP MANG  NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN CHÈ PHÚ THỌ
GIAN HÀNG GIỚI THIỆU SẢN PHẨM OCOP MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN CHÈ PHÚ THỌ

Hội chợ Thương mại và Sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2024 diễn ra từ ngày 12/4 đến 18/4 (tức ngày 4/3 - 10/3 âm lịch). Đây là nội dung quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP mang Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ tại Hội chợ.

Ngày 19/04/2024
Bộ KH&CN phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Bộ KH&CN phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Ngày 25/3/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ban hành Quyết định 455/QĐ-BKHCN phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày 13/04/2024
Công văn mời đăng ký tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2024
Công văn mời đăng ký tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2024

GTCLQG là Giải thưởng cao quý cấp Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu, xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá. GTCLQG được quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và thuộc hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương

Ngày 11/03/2024
Thẩm định thuyết minh nhiệm vụ: Hỗ trợ áp dụng đảm bảo đo lường, xây dựng kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Thẩm định thuyết minh nhiệm vụ: Hỗ trợ áp dụng đảm bảo đo lường, xây dựng kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 29/2, tại Hội trường Sở KH&CN Phú Thọ, Hội đồng KH&CN đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: Hỗ trợ áp dụng đảm bảo đo lường, xây dựng kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ do Công ty cổ phần Khoa học và Công nghệ STC chủ trì thực hiện. Dự án thuộc Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao NSCL sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030.

Ngày 01/03/2024
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2024 quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Ngày 27/02/2024
Xây dựng vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP
Xây dựng vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, mang đặc trưng, lợi thế, thương hiệu của từng vùng miền, góp phần mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

Ngày 04/01/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0