Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 13/11/2023
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0


Ngày 11/11/2023, tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo "Đánh giá Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia ‘Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghệ 4.0', mã số KC-4.0/19-25, giai đoạn 2019-2023 và định hướng giai đoạn đến năm 2030".

Quang cảnh hội thảo

Thực hiện chỉ đạo tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngày 17/9/2018, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: "Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0".

Báo cáo tại Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy, Phó Chủ nhiệm Chương trình KC-4.0/19-25 cho biết, sau 4 năm triển khai, đã có hơn 500 đề xuất đăng ký tham gia Chương trình, trong đó đã lựa chọn, triển khai 74 nhiệm vụ. Về tổng thể, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu, phát triển, làm chủ và ứng dụng một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà chúng ta có lợi thế để tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất, kinh doanh, như y tế, nông nghiệp, tài nguyên môi trường... Điển hình như các nhiệm vụ trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đã hỗ trợ chẩn đoán và dự báo dịch tễ địa không gian bệnh lao phổi bằng ảnh X-quang, hay hệ thống trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tầm soát trước sinh cho một số bất thường hay gặp ở Việt Nam, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới trong phát hiện đột biến gene liên quan đến sự đáp ứng của thuốc điều trị một số loại ung thư phổ biến tại Việt Nam… Trong lĩnh vực nông nghiệp, gồm các nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng hệ thống thu thập, lưu trữ và ứng dụng AI trong phân tích, dự báo, ra quyết định điều khiển tự động, tối ưu hóa lượng nước tưới, phân bón, quản lý sâu bệnh và chiếu sáng, áp dụng thử nghiệm cho sản xuất cây thanh long; ứng dụng công nghệ Blockchain trong quản lý truy xuát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm của mật ong, hạt tiêu...

Hầu hết các nhiệm vụ đều có sản phẩm ứng dụng thực tế tại một tổ chức, doanh nghiệp. Thông qua chương trình, năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học từng bước được nâng cao, hình thành được một số nhóm nghiên cứu mạnh về công nghệ của công nghiệp 4.0; một số nhiệm vụ có sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, theo GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy, việc thực hiện Chương trình vẫn còn một số hạn chế: Vấn đề nghiên cứu (đối tượng nghiên cứu) cơ bản vẫn dựa trên đề xuất của các đơn vị/doanh nghiệp; chưa có điều kiện để định hướng, hình thành các nhiệm vụ theo chuỗi công nghệ/giá trị; có hướng đến/đích đến đủ tầm ở dài hạn. Đây cũng là vấn đề chung đối với các nghiên cứu ở Việt Nam. Các đối tượng tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tiềm lực của các đơn vị nghiên cứu còn hạn chế; với các doanh nghiệp (cỡ vừa và nhỏ) chủ yếu ứng dụng công nghệ, chứ không phát triển được công nghệ, chưa có điều kiện nhân rộng kết quả… Ngoài ra, do tác động của đại dịch COVID-19 một số nhiệm vụ của Chương trình đã bị ảnh hưởng, dẫn đến chậm tiến độ triển khai, đặc biệt là một số nhiệm vụ có yêu cầu thu thập dữ liệu thực tế. Vì vậy, một số nhiệm vụ thuộc Chương trình đang phải gia hạn thực hiện thêm từ 6 tháng đến 1 năm.

Theo đó, Ban Chủ nhiệm Chương trình, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu, báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép làm các thủ tục để gia hạn thực hiện Chương trình đến năm 2030, đồng bộ với các Chương trình đang triển khai. Tuy nhiên, sẽ có một số điều chỉnh nhỏ về phạm vi, đối tượng để phù hợp với tình hình mới hiện nay. Việc điều chỉnh sẽ căn cứ tình hình thực tiễn và xu hướng phát triển của các công nghệ; rà soát các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm không có sự trùng lặp với nội dung các chương trình khác đã phê duyệt, đang triển khai; bổ sung một số mục tiêu, nhiệm vụ mới phát sinh theo các văn bản, chỉ đạo mới...

Theo ông Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Chương trình KC-4.0/19-25, số lượng các đề tài từ Đà Nẵng trở vào Nam tham gia Chương trình còn khiêm tốn. Tuy nhiên, năng lực nghiên cứu, khả năng thu hút đầu tư xã hội của các viện, trường phía Nam, số sản phẩm giành giải cao ở khu vực này rất lớn. Ông Vũ Hải Quân đề xuất cải cách thủ tục hành chính để nhà khoa học có thể nộp hồ sơ trực tuyến. Bởi nếu nộp bằng giấy sẽ làm chậm quá trình đăng ký đề tài, đặc biệt là đối với các nhà khoa học ở phía Nam. Về đầu ra nghiên cứu, ông Vũ Hải Quân góp ý các công trình cần có địa chỉ ứng dụng cụ thể, sản phẩm có sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày kết quả nghiên cứu của một số đề tài, nhiệm vụ trong Chương trình, như: Hệ thống AI tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí; ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tầm soát trước sinh cho một số bất thường hay gặp ở Việt Nam; hệ thống giám sát và dự báo, cảnh báo chất lượng không khí trên cơ sở thu thập, tích hợp dữ liệu đa nguồn, thí điểm cho một đô thị lớn… Trong phần trao đổi, thảo luận, các đại biểu cho rằng, cần có sự kết nối chặt chẽ hơn giữa các nhà khoa học liên ngành để có thêm nhân lực và nguồn lực, giúp thực hiện được những đề tài xứng tầm. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng cần được hướng dẫn cụ thể hơn về thủ tục hành chính, quy trình đăng ký, cách triển khai đề tài phù hợp với nội dung Chương trình; các đại biểu đề xuất cần có cơ chế đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo thuận lợi hơn cho các nhà nghiên cứu có thời gian tập trung chuyên môn thực hiện các sản phẩm của đề tài. Ngoài ra, đối với những đề tài không được xét duyệt, các nhà khoa học cũng mong nhận được những nhận xét, phản hồi cụ thể từ hội đồng chuyên gia để các nhà khoa học biết được điểm mạnh, điểm yếu của đề tài, từ đó sửa đổi và hoàn thiện hơn.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đánh giá, sau hơn 4 năm triển khai, với nỗ lực của Ban Chủ nhiệm Chương trình và các đơn vị chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình đã nhận được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, tổ chức, doanh nghiệp và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, việc triển khai Chương trình cũng gặp nhiều vướng mắc, đòi hỏi cần có sự đánh giá nghiêm túc để định hướng cho việc triển khai giai đoạn tới. Bộ trưởng đề nghị Ban Chủ nhiệm cần làm rõ các nội dung trọng tâm của Chương trình cho giai đoạn tới, trong đó, cần bám sát nhu cầu thực tiễn và các định hướng của Đảng và Nhà nước và đồng thời phải bảo đảm được tính kế thừa, phát huy được điểm mạnh của Chương trình ở giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, cần làm rõ khung Chương trình giai đoạn tới theo hướng làm chủ, phát triển các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0; tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cách mạng công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế để tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh; hỗ trợ phát triển và đổi mới các mô hình quản trị, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức trong các lĩnh vực ưu tiên cần chuyển đổi số. Ngoài ra, cần có các nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động, xây dựng và cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cũng theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, thời gian qua, các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã có nhiều thảo luận sôi nổi về các vấn đề liên quan đến đạo đức và trách nhiệm trong việc phát triển, ứng dụng và triển khai các công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 (như công nghệ AI). Do đó, Chương trình cũng cần nghiên cứu các bộ quy tắc về đạo đức và trách nhiệm trong việc phát triển, ứng dụng các công nghệ 4.0, cũng như công cụ hỗ trợ thực hành và đánh giá việc áp dụng các bộ quy tắc này để tạo thuận lợi, chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời phòng ngừa, ứng phó các tác động tiêu cực đến con người và xã hội Việt Nam.

Theo vista.gov.vn

Lượt xem: 38



BÀI VIẾT KHÁC
Lễ khánh thành và gắn biển Dự án đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất chất khử trùng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản
Lễ khánh thành và gắn biển Dự án đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất chất khử trùng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản

Ngày 13/5, Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì tổ chức Lễ khánh thành và gắn biển Dự án đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất chất khử trùng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản với công suất 9.000 tấn/năm (Vi-CHLORINE) hướng tới Kỷ niệm 63 năm thành ngày lập Công ty 19/5/1961 -19/5/2024 và Kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam 19/8/1969 - 19/8/2024.

Ngày 14/05/2024
Chuyển đổi sang năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu
Chuyển đổi sang năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu

Chuyển đổi sang năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà thế giới đang đối mặt. Tuy nhiên, với sự tập trung và cam kết của nhiều quốc gia, có những tiến triển đáng kể được thấy rõ.

Ngày 14/05/2024
Việt Nam sẽ giới thiệu công nghiệp công nghệ cao tại Triển lãm Quốc phòng châu Á
Việt Nam sẽ giới thiệu công nghiệp công nghệ cao tại Triển lãm Quốc phòng châu Á

Với việc tham dự DSA và NATSEC 2024, Viettel High Tech đã nhận được đề nghị hợp tác từ các đối tác lớn ở khu vực Trung Đông và châu Á, mở ra các cơ hội kinh doanh mới, đặc biệt trong lĩnh vực 5G.

Ngày 04/05/2024
Sở hữu trí tuệ: Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững
Sở hữu trí tuệ: Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững

Đổi mới sáng tạo để xây dựng một tương lai chung tốt đẹp hơn cho toàn thế giới là hoạt động mà tất cả các quốc gia đang nỗ lực để thực hiện. Đồng thời, hoạt động đổi mới sáng tạo liên tục, không ngừng nghỉ trên phạm vi toàn thế giới và trong nước cũng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ đáp ứng kịp thời với các vấn đề mới.

Ngày 28/04/2024
Phú Thọ có 4 giải pháp đạt giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Phú Thọ có 4 giải pháp đạt giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022-2023). Dự buổi lễ có đồng chí Lê Quang Huy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Ngày 27/04/2024
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ - Yếu tố quan trọng nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương - Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ - Yếu tố quan trọng nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương - Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của liên hiệp quốc

Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII) nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương, bên cạnh đó, bộ chỉ số PII còn góp phần nâng cao năng lực và kết quả hoạt động KH,CN&ĐMST quốc gia; đặc biệt là góp phần thực hiện và theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược KH,CN&ĐMST đến năm 2030, Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030

Ngày 26/04/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0