Ngày 23/6/2016, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu lựa chọn và xây dựng quy trình nhân giống một số loài phong lan có giá trị của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào” do Trường Đại học Hùng Vương chủ trì thực hiện.
Mục tiêu của đề tài là đánh giá và hệ thống hoá về các loài lan rừng hiện có tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn từ đó lựa chọn và xây dựng được quy trình nhân giống đối với một số loài lan rừng có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo tồn và từng bước khai thác, phát triển trong thời gian tới.
Sau hai năm triển khai thực hiện, bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp kế thừa, phương pháp điều tra ngoài thực địa, phương pháp phỏng vấn trực tiếp… cùng với sự nỗ lực của cơ quan chủ trì và nhóm nghiên cứu thực hiện, đề tài đã đạt được các nội dung theo yêu cầu đặt ra. Cụ thể: Đề tài đã thống kê được tổng số 64 loài lan tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc 24 chi, trong đó có 06 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 để quản lý bảo vệ; đã xác định được 03 cách sống của các loài lan trong Vườn Quốc gia Xuân Sơn bao gồm: sống bám trên vỏ cây, sống bám trên đá và mọc trên đất. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhân giống thành công ba loài lan Phi điệp tím, Đai châu và Vanda của Vườn Quốc gia Xuân Sơn bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, từ đó xây dựng được 03 quy trình nhân giống in vitro cho các loài này.
Bên cạnh đó, đề tài đã xây dựng thành công mô hình nhà lưới trồng cây phong lan in vitro với diện tích 100m2 tại trường Đại học Hùng Vương gồm 2000 cây phong lan nuôi cấy mô thuộc ba loài Đai châu, Phi điệp tím và Vanda và mô hình trồng cây phong lan nuôi cấy mô tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Kết quả bước đầu cho thấy các cây đều thích ứng với môi trường tự nhiên và sinh trưởng, phát triển tốt.
Với những kết quả đạt được, đề tài đã được Hội đồng khoa học đánh giá cao và xếp loại đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh xuất sắc. Hội đồng cũng đề nghị cơ quan chủ trì thực hiện đề tài tiếp tục nghiên cứu nhân rộng mô hình trồng cây nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh để góp phần vào sản xuất hàng hoá công nghệ cao trong thời gian tới.
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.