Ngày 16/3, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến về dự thảo bộ quy chế quản lý đào tạo tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Dự hội thảo có PGS, TS Trương Thị Thông – Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc Gia Hồ Chí Minh; TS Nguyễn Văn Thắng – Vụ trưởng Vụ Các trường chính trị - Học viện Chính trị quốc Gia Hồ Chí Minh; ThS Nguyễn Văn Sách – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; đại diện lãnh đạo các Ban, Vụ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; lãnh đạo các khoa, phòng của Trường Chính trị tỉnh.
Toàn cảnh hội thảo
Tại hội thảo, đã có 11 lượt ý kiến phát biểu, thảo luận về các nội dung của Dự thảo bộ quy chế về quản lý đào tạo tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các ý kiến đều khẳng định sự cần thiết phải ban hành bộ quy chế mới thay thế cho bộ quy chế đã được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành từ năm 2010. Đồng thời, các ý kiến phát biểu đã nêu lên một số nội dung còn khó khăn, vướng mắc, chưa thống nhất, chưa mang tính khả thi trong tổ chức thực hiện như: định mức giờ giảng đối với giảng viên, giảng viên kiêm chức; vấn đề nâng hạng cho giảng viên; định mức giờ nghiên cứu khoa học đối với giảng viên tập sự; về thành phần hội đồng tuyển sinh; độ tuổi học viên học tập trung và tại chức; số lượng học viên đối với lớp tập trung và tại chức...
Phát biểu kết luận hội thảo, PGS, TS Trương Thị Thông – Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã biểu dương, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết của Trường Chính trị tỉnh trong việc lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến, tổ chức hội thảo và có nhiều ý kiến đóng góp đúng đắn, hợp lý vào Dự thảo bộ quy chế quản lý đào tạo. Đồng chí giao cho Vụ Các trường chính trị tiếp thu, tổng hợp các ý kiến trong hội thảo và các ý kiến đóng góp của các trường chính trị tỉnh, thành phố, tiếp tục trao đổi, thảo luận trong Vụ và dự thảo gửi Ban Giám đốc, các Vụ, Viện của Học viện và các trường chính trị để hoàn thiện, hướng tới ban hành và thực hiện bộ quy chế từ năm học 2016 – 2017. Đồng chí cũng lưu ý lãnh đạo trường quan tâm tiếp tục hoàn thiện bộ máy, xây dựng đội ngũ giảng viên đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành trong tỉnh, các cơ sở đào tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tào, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.