Thực hiện Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành Quy định cụ thể về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Phú Thọ; Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện mới từ kế hoạch năm 2018. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2018 với các nội dung sau:
Danh mục nhiệm vụ cấp tỉnh năm 2018 đưa ra tuyển chọn, gồm:
Về đề tài “Nghiên cứu, xây dựng mô hình hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo cho thanh niên, học sinh, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và khu vực miền núi phía Bắc”.
Định hướng mục tiêu: Đánh giá trực trạng hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thanh niên, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc; Xây dựng thành công mô hình hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc, trong đó tạo lập được cơ sở vật chất ổn định, tổ chức các diễn đàn khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, hỗ trợ xây dựng và kết nối các ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo của thanh niên, học sinh, sinh viên với các chuyên gia và các doanh nghiệp, tổ chức các khóa đào tạo cho sinh viên, học sinh các kỹ năng khởi nghiệp, lập nghiệp, xây dựng trang thông tin về hoạt động khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo,…
Dự kiến sản phẩm: Thực trạng hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thanh niên, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và khu vực miền núi phía Bắc; Các báo cáo chuyên đề liên quan (Kinh nghiệm khởi nghiệp trong và ngoài nước; Mô hình hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo trong học sinh, sinh viên tại một số nước trên thế giới…); Mô hình tổ chức hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng tại tỉnh Phú Thọ; Các diễn đàn về hoạt động khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo được tổ chức; Các dự án, ý tưởng khởi nghiệp từ thanh niên, học sinh, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và khu vực trung du miền núi phía Bắc; 01-02 khóa đào tạo kỹ năng khởi nghiệp, sáng tạo cho thanh niên, học sinh, sinh viên; 01 trang thông tin điện tử về hoạt động khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; Báo cáo kết quả thực hiện đề tài.
Về đề tài “Nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại chính Keo tai tượng (Accacia mangium Willd.), keo lai (A.mangium x A.auriculiformis) tại tỉnh Phú Thọ”.
Định hướng mục tiêu: Xác định được thành phần, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu và bệnh hại trên Keo tai tượng, keo lai; Xây dựng và áp dụng thí điểm các biện pháp phòng trừ tại 01 điểm rừng trồng; Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu và bệnh hại chính trên Keo tai tượng và keo lai phổ biến, hướng dẫn tới người dân trồng rừng trên địa bàn tỉnh.
Dự kiến sản phẩm: Danh mục thành phần loài sâu, bệnh và Báo cáo đặc sinh học và sinh thái học loài sâu, bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng và keo la;. Các biện pháp phòng trừ loài sâu, bệnh hại chính; Kết quả áp dụng biện pháp phòng trừ tại 01 điểm rừng trồng; Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ loài sâu hại chính trên Keo tai tượng, keo lai; 02 lớp tập huấn (01 lớp nhận biết sâu và các biện pháp phòng trừ sâu hại chính keo tai tượng, keo lai, 01 lớp nhận biết bệnh và các biện pháp phòng trừ bệnh hại chính trên keo tai tượng, keo lai); Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.
Về đề tài “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng ô nhiễm asen trong nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đề xuất biện pháp xử lý ô nhiễm asen trong nước”.
Định hướng mục tiêu: Đánh giá thực trạng ô nhiễm asen trong nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay; Đề xuất các biện pháp xử lý ô nhiễm asen trong môi trường nước; Áp dụng thử nghiệm biện pháp xử lý tại 02-03 điểm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật xử lý để phổ biến tới người dân và doanh nghiệp.
Dự kiến sản phẩm: Bản đồ hiện trạng và các dữ liệu về ô nhiễm asen trong nước tại tỉnh Phú Thọ; Các biện pháp và hướng dẫn kỹ thuật xử lý ô nhiễm asen trong nước; Mô hình xử lý ô nhiễm asen trong nước quy mô pilot; 2-3 mô hình thử nghiệm xử lý ô nhiễm asen trong nước tại tỉnh Phú Thọ; Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài.
Thành phần và thời gian nộp hồ sơ.
Thành phần hồ sơ, gồm:
- Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ theo mẫu (Mẫu A3-ĐƠN).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì nhiệm vụ KH&CN (nếu có).
- Thuyết minh nhiệm vụ theo mẫu phù hợp từng loại nhiệm vụ (Mẫu A4-1-TMĐTKH, A4-2-TMĐTXH và A4-5- PLKP).
- Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì nhiệm vụ (Mẫu A5-CQCT).
- Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của cơ quan chuyển giao công nghệ hoặc cơ quan phối hợp thực hiện (Mẫu A6-CQCG) nếu có;
- Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và cá nhân tham gia thực hiện chính có xác nhận của tổ chức quản lý nhân sự (Mẫu A7-LLKH).
- Sơ yếu lý lịch khoa học của chuyên gia nước ngoài kèm theo giấy xác nhận về mức lương chuyên gia (trường hợp thuê chuyên gia nước ngoài).
- Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ (Mẫu A8-XNPH) (trường hợp có tổ chức phối hợp thực hiện).
- Văn bản chứng minh năng lực về nhân lực KH&CN, trang thiết bị của đơn vị phối hợp thực hiện (trường hợp có tổ chức phối hợp thực hiện).
- Văn bản chứng minh năng lực huy động vốn từ nguồn khác (nếu có).
- Báo giá thiết bị, nguyên vật liệu chính cần mua sắm để thực hiện nhiệm vụ (trong trường hợp thuyết minh nhiệm vụ có nội dung mua, trang thiết bị, nguyên vật liệu).
Các file biểu mẫu nêu trên được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ: http://www.sokhoahoccongnghe.phutho.gov.vn.
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn được lập thành 10 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) và 01 bản điện tử của hồ sơ ghi trên đĩa quang (dạng PDF, không đặt mật khẩu) được đóng gói trong túi hồ sơ có niêm phong và dán kín, bên ngoài ghi rõ: Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2018; Tên nhiệm vụ; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì và tổ chức tham gia phối hợp thực hiện; Họ tên cá nhân đăng ký chủ nhiệm và danh sách cá nhân tham gia chính thực hiện nhiệm vụ; Danh mục tài liệu có trong hồ sơ.
Thời hạn nộp hồ sơ: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 30/11/2017.
Nơi nhận hồ sơ: Phòng Quản lý Khoa học - Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ - Đường Kim Đồng, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Lưu ý về hồ sơ hợp lệ: Hồ sơ được xem là hợp lệ phải có đầy đủ các thành phần hồ sơ theo quy định; phải nộp đúng thời hạn (căn cứ vào dấu bưu điện nơi gửi hoặc dấu văn thư nhận nếu gửi trực tiếp) và các biểu mẫu phải đáp ứng yêu cầu phù hợp về thể thức và nội dung. Các hồ sơ không hợp lệ sẽ không được xem xét tuyển chọn và không gửi trả lại.
Mọi thông tin cần thiết xin liên hệ: Phòng Quản lý Khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ), điện thoại: 0210.3854695 hoặc Email theo địa chỉ: phongqlkhpt@gmail.com.
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.