Vừa qua, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã tiến hành nghiệm thu cơ sở dự án cấp Nhà nước “Ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển chăn nuôi lợn trang trại tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”. Đây là dự án do Trung ương quản lý thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015”. Dự án được thực hiện trong 3 năm, do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ chủ trì thực hiện và Trường Nông nghiệp Hà Nội là cơ quan chuyển giao công nghệ.
Phù Ninh là huyện nằm trong vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi trọng điểm của tỉnh Phú Thọ. Những năm gần đây, nghề chăn nuôi lợn phát triển với quy mô ngày càng lớn, sản phẩm có chất lượng cao, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Việc nhân rộng và phát triển các trang trại chăn nuôi lợn, gia súc, gia cầm đang là chủ trương lớn của ngành nông nghiệp Phú Thọ nói chung và huyện Phù Ninh nói riêng. Trong đó có sự góp sức của các cơ quan chức năng, các tổ chức khoa học công nghệ trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho người dân.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Phù Ninh còn chưa đồng bộ, khép kín, chất lượng con giống chưa ổn định; tính bền vững và hiệu quả chăn nuôi, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Đặc biệt, vấn đề thu gom, xử lý chất thải chưa ứng dụng các giải pháp công nghệ như: hầm Bioga, ủ phân, phát điện bằng Bioga… đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và nguồn nước trong khu vực. Do đó, việc đưa dự án thực hiện ở Phù Ninh là hết sức cần thiết.
Dự án đã triển khai thực hiện 01 mô hình chính quy mô trang trại rộng 40.000m2 với 170 lợn sinh sản và 3.300 lợn thịt; 03 mô hình vệ tinh quy mô có tổng số 210 nái và 3.950 lợn thịt. Xây dựng bể Bioga thể tích 300m3, hầm ủ phân có mái che, hồ chứa nước thải 700m2 và hệ thống phát điện từ nguyên liệu khí Bioga tại chỗ. Các mô hình xây dựng đảm bảo diện tích theo đúng tiêu chuẩn, xa khu dân cư, có đủ nguồn nước và thức ăn sạch.
Ngoài ra, dự án còn đào tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân cho 04 trang trại và cán bộ khuyến nông, nông dân tiếp thu và làm chủ được các công nghệ. Chuyển giao 10 quy trình công nghệ ứng dụng đồng bộ các giải pháp về công nghệ và thiết bị: lai tạo giống; chăm sóc nuôi dưỡng; thú ý; công nghệ chuồng kín; công nghệ hoạt hóa nước bằng từ trường; công nghệ camera IP; công nghệ phun thuốc sát trùng tự động…
Dự án đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đánh giá cao, nhất trí nghiệm thu cấp cơ sở và hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị nghiệm thu cấp Nhà nước. Đây là một dự án lớn, đã góp phần bảo tồn và cải tiến các nguồn gen quý của gia súc bản địa, làm phong phú thêm quỹ gen, làm cơ sở để lai tạo các giống mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Nâng cao lợi thế cạnh tranh, chất lượng và hiệu quả, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, từ đó nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân ở vùng trung du miền núi. Tạo được mô hình chăn nuôi lợn thâm canh và bán thâm canh theo quy mô trang trại, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thúc đẩy phong trào ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp người dân thay đổi tư duy, biết cách làm ăn và thấy được hiệu quả lâu dài.
Đây cũng là dự án ứng dụng thành công các thành tự khoa học kỹ thuật, có tính khả thi cao, dễ ứng dụng. Mô hình chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ tiên tiến tại Phù Ninh đã trở thành điểm tham quan học tập cho nhân dân trong vùng và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nên vùng sản xuất, cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao cho thị trường. Kết quả đó cho thấy thành quả của mối liên kết “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân).
Bích Hạnh
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.