Ngày 25/10/2017, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã thành lập Hội đồng xét giao trực tiếp tổ chức chủ trì, tổ chức hỗ trợ ứng dung công nghệ dự án cấp nhà nước uỷ quyền cho địa phương quản lý “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến đối với gà Ri lai thả vườn đảm bảo an toàn sinh học gắn với chuỗi liên kết khép kín từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do công ty TNHH Thành Lâm (xã Trưng Vương, tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) chủ trì dự án. Dự án thuộc “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025”.
Mục tiêu của dự án là tiếp thu và làm chủ được công nghệ sản xuất gà giống và chăm nuôi thương phẩm để xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến chăn nuôi gà Ri lai thả vườn tại tỉnh Phú Thọ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc gắn với chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp sạch từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý hướng tới phát triển ngành chăn nuôi gia cầm bền vững.
Theo kiến nghị của Hội đồng, sản phẩm của dự án cần phải đạt được bao gồm: 01 mô hình trang trại trung tâm sản xuất giống và nuôi gà thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; 03 mô hình trang trại vệ tinh nuôi gà thịt; 01 cơ sở giết mổ gà thịt; 01 cửa hàng giới thiệu sản phẩm gà thịt theo chuỗi; đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và công nhân, chủ trang trại, nông dân tham gia dự án; đặc biệt là cơ quan chủ trì phải tiếp nhận và làm chủ được các qui trình chuyển giao từ cơ quan chuyển giao là Viện chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để đạt được mục tiêu cũng như các sản phẩm trên, cơ quan chủ trì dự án cần đặc biệt quan tâm chú trọng tới các phương pháp triển khai, các phương án tiêu thụ sản phẩm, cách xây dựng thương hiệu cũng như quảng bá cho sản phẩm của dự án. Dự án được triển khai từ tháng 11/2017 và dự kiến kết thúc vào tháng 11/2019.
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.