Ngày 12/5/2015, tại UBND xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Phú Thọ phối hợp với Viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức buổi tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò cho bà con nông dân trong xã. Đây là một trong 3 xã tham gia dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng đàn bò và chế biến thức ăn thô trong chăn nuôi bò thịt tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”, do Trung tâm chủ trì thực hiện. Đến dự buổi tập huấn có lãnh đạo xã, các trưởng khu và 75 hộ dân tham gia dự án thuộc xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Cẩm Khê nói riêng cách thức chăn nuôi bò vẫn chủ yếu là chăn nuôi tự phát, nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, giống bò chủ yếu là giống bò vàng địa phương năng suất thấp, nuôi quảng canh, chăn thả tự do là phổ biến, chất lượng con giống thấp, thức ăn chủ yếu tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp mà chưa chủ động có kế hoạch trồng và chế biến cây thức ăn gia súc, đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn thiếu tại cơ sở, chưa được đào tạo cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi, phòng, trị bệnh người dân vẫn dựa vào kinh nghiệm là chính nên hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò còn thấp. Đây cũng là lý do nhóm nghiên cứu lựa chọn huyện Cẩm Khê để triển khai dự án.
Nội dung tập huấn cho bà con nông dân tham gia dự án là những kỹ thuật nuôi và vỗ béo bò thịt; Giới thiệu một số giống cỏ trồng có năng suất và chất lượng cao cho bò; Kỹ thuật chế biến nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho bò; Biện pháp phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên bò. Những kiến thức của các giảng viên Khoa chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam chuyển tới bà con nông dân rất hữu ích và có tính thực tiễn cao. nâng cao chất lượng đàn bò, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho hộ dân chăn nuôi xã Tuy Lộc.
Cũng tại lớp tập huấn, nhiều bà con nông dân đã cùng thảo luận và đưa ra những câu hỏi, thắc mắc trong quá trình chăm sóc bò của hộ gia đình. Những câu hỏi đó đã được chủ dự án cũng như các giảng viên trả lời thoả đáng, giúp bà con chăm sóc tốt hơn con bò của gia đình.
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.