Ngày 27/9, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khai giảng khóa tập huấn, chuyển giao phần mềm quản lý văn bản và điều hành cho cán bộ, công chức, viên chức Sở Khoa học và Công nghệ. Dự lễ khai giảng khóa tập huấn có các đồng chí: Nguyễn Hữu Việt – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Phạm Công Khanh – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cùng các đồng chí lãnh đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị thuộc Sở Khoa học và Công nghệ. Theo kế hoạch, khóa tập huấn sẽ diễn ra từ ngày 27 – 30/9/2016.
Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu tại buổi lễ
Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được triển khai khá tích cực và hiệu quả. Tuy nhiên, có thể nhận thấy quy trình xử lý văn bản, điều hành công việc của các cơ quan các cấp của tỉnh vẫn được thực hiện chủ yếu là thủ công và trên giấy.
Phần mềm quản lý văn bản và điều hành (phần mềm) là cách thức tin học hóa công tác quản lý, hình thức tiếp nhận, lưu trữ, trao đổi, tìm kiếm, xử lý thông tin, văn bản một cách khoa học và tiện lợi; giải quyết công việc trong các cơ quan nhà nước trên hệ thống mạng máy tính để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác điều hành của lãnh đạo, các hoạt động tác nghiệp của cán bộ công chức, viên chức. Phần mềm quản lý toàn bộ công văn đi đến, cho phép định nghĩa và phân loại các loại văn bản cũng như theo dõi quá trình giải quyết công việc trên máy tính; cho phép người sử dụng tạo lập, quản lý các danh mục; cho phép lãnh đạo theo dõi tình trạng xử lý công việc và lưu lại toàn bộ các thông tin trao đổi giữa các thành viên liên quan đến công việc trong quá trình xử lý; đồng thời cho phép người dùng có thể chủ động hiệu chỉnh linh hoạt theo nhu cầu, có khả năng mở rộng thêm các tính năng tiện ích khác như lịch công tác, văn bản pháp quy, diễn đàn trao đổi…., giúp cho cán bộ, công chức, viên chức có thể theo dõi, xử lý công việc khi đi công tác hoặc ở xa công sở. Bên cạnh đó, phần mềm cũng giúp cho người dân và doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát tốt quá trình xử lý hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị.
Phát biểu khai giảng khóa tập huấn, đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ đều khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Việc tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh là khâu quan trọng nhằm thực hiện “Chính quyền điện tử” trên địa bàn tỉnh. Các đồng chí cũng đề nghị các giảng viên cần truyền đạt kỹ, giải đáp cặn kẽ những thắc mắc của học viên trong quá trình truyền đạt; các học viên cần nghiêm túc tiếp thu và triển khai ứng dụng ngay phần mềm sau khi được chuyển giao trong thực hiện nhiệm vụ hằng ngày.
Tại khóa tập huấn, các cán bộ, công chức, viên chức Sở Khoa học và Công nghệ sẽ được cán bộ Trung tâm Công nghệ thông tin Tây Bắc – Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các kỹ năng về quản lý, sử dụng phần mềm; các kỹ năng bảo mật thông tin cũng như các bước trình tự trong xử lý văn bản. Sau thời gian tập huấn, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành chuyển giao quyền sử dụng phần mềm cho Sở Khoa học và Công nghệ.
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.