Trong năm 2016 và 2017, hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam diễn ra rất sôi động. Chỉ tính riêng 5 thương vụ kêu gọi vốn thành công nhất đã có tổng giá trị lên đến hơn 50 triệu USD (Momo, F88, Got It, Vntrip.vn, Toong). Mới nhất là doanh nghiệp Foody - mạng xã hội về ẩm thực - đã được SEA mua lại hơn 82% cổ phần với giá hơn 64 triệu USD, được coi là khoản đầu tư lớn nhất trong năm 2017 tính đến thời điểm hiện tại. Những dòng tiền lớn đã và đang chảy vào startup Việt.
Hơn 900 dự án khởi nghiệp được ươm tạo với 300 sản phẩm khởi nghiệp đã được kết nối đến với cộng đồng và các quỹ đầu tư. Hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đã có hoạt động tại Việt Nam, điển hình là IDG Ventures, CyberAgent Ventures, Captii Ventures, Gobi Partners, 500 Startups..., tăng khoảng 30 % so với năm 2016. Nhiều mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp được hình thành như “Mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, chương trình "Sáng kiến cố vấn khởi nghiệp Việt Nam".
Những con số ấn tượng này đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Đây là kết quả của sự chủ động, vào cuộc tích cực của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và sự tham gia, hưởng ứng mạnh mẽ của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội cũng như các hiệp hội trên cả nước sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động năm Quốc gia khởi nghiệp.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết , sau một năm với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối triển khai Đề án Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (gọi tắt là Đề án 844), Bộ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và địa phương để cùng thúc đẩy sự phát triển của phong trào khởi nghiệp sáng tạo. Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đã cùng phối hợp, xây dựng và triển khai các chương trình, Đề án, hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhiều địa phương đã ban hành các kế hoạch triển khai Đề án 844 của Trung ương. Các hoạt động hợp tác quốc tế để hỗ trợ khởi nghiệp cũng diễn ra rất sôi động thông qua nhiều hình thức.
Trong năm 2017, hành lang pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng đã được hoàn thiện thêm một bước sau khi Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ 2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, có nhiều quy định mới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm lẫn các nhà đầu tư cá nhân đều có sự tăng trưởng cao.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại Ngày hội Khởi nghiệp KH&CN Việt Nam Techfest
Nhiều tập đoàn, công ty lớn, ngân hàng lớn của Việt Nam đã tham gia thành lập các quỹ đầu tư: Quỹ Sáng tạo CMC, FPT Ventures, Viettel Venture hay Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) hoạt động với 4 nhà đầu tư chính là FPT, Dragon Capital Group, Tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc) và Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV, VP Bank cũng đã quyết định hỗ trợ hơn 1 tỷ USD cho hoạt động khởi nghiệp. Các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, có thể kể đến như: VIC Impact, Hatch! Angel Network, iAngel (Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Việt Nam) hay Angel4us.
Thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới lãnh đạo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến 2025 với những nội dung cụ thể.
Mục tiêu của kế hoạch nhằm xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách liên quan đến khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Nâng cao nhận thức của cộng đồng thông qua truyền thông và giáo dục cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đào tạo, nâng cao kỹ năng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân tư nhân; Lựa chọn hỗ trợ phát triển một số tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất – kỹ thuật hỗ trợ khởi nghiệp, nhân rộng các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công ở Việt Nam và trên thế giới; từ đó phát triển cả số lượng và chất lượng của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Liên kết giữa các cộng đồng khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Kế hoạch cũng đã đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể như: Đến năm 2020, thu hút được 15 – 20 tỷ đồng đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh; Hỗ trợ phát triển tối thiếu 10 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Hỗ trợ tối thiếu 05 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đến năm 2025, thu hút được 50 – 60 tỷ đồng đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh. Hỗ trợ phát triển tối thiểu 20 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển tối thiểu 10 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Lựa chọn, hỗ trợ phát triển một số tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất – kỹ thuật hỗ trợ khởi nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu đề ra, tỉnh Phú Thọ sẽ thực hiện những nội dung sau:
Thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: tuyên truyền, phổ biến Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025” và các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh. Cung cấp thông tin công nghệ, sáng chế, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, sản phẩm dịch vụ mô hình kinh doanh mới đến cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Xây dựng chuyên mục “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” trên website của tỉnh và các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thực hiện các chuyên đề, phóng sự về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công của tỉnh, của Việt Nam và trên thế giới; Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
Nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các đối tượng khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành doanh nghiệp, kỹ năng khởi sự kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cơ bản về nhận thức khởi nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh cho sinh viên;
Hàng năm xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, Dự án nâng cao năng suất chất lượng các sản phẩm hàng hoá trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2016 – 2020. Nghiên cứu đề xuất, triển khai các chính sách phát triển, dự án hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện các dự án khởi nghiệp. Tham gia các chương trình, dự án của Trung ương về đổi mới sáng tạo. Hình thành các vườn ươm doanh nghiệp và không gian làm việc chung nhằm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và khuyến khích thành lập các quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến doanh nghiệp hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sớm ra nhập thị trường với thời gian và chi phí thấp nhất;
Tổ chức kết nối và hỗ trợ hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh: thiết lập mạng lưới liên kết giữa các cơ quan, sở, ngành, đoàn thể, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, Trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất – kỹ thuật, hỗ trợ khởi nghiệp đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ… nhằm hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Xây dựng mạng lưới cố vấn và tư vấn khởi nghiệp, tìm kiếm, giới thiệu và kết nối đối tác kinh doanh, nhà đầu tư cho dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tổ chức các sự kiện kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, tham gia kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, các tỉnh, thành khác và một số đối tác quốc tế.
Với những mục tiêu, chỉ tiêu và nội dung thực hiện cụ thể, giao trách nhiệm cho từng đơn vị đảm nhiệm các nội dung, tỉnh Phú Thọ đang bám sát chủ trương của Nhà nước và bước đầu triển khai thực hiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là cơ hội để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thử sức mừng trong việc đổi mới, sáng tạo, tìm ra những phương thức, cách làm mới đem lại hiệu quả cao, dưới sự ủng hộ và hỗ trợ từ UBND tỉnh và các nguồn hỗ trợ khác.
Bích Hạnh
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.