Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 23/04/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu phát triển một số vùng sản xuất khoai môn, sọ (colocasia esculenta (l.) schott) theo hướng hàng hóa ở miền núi phía Bắc


 Khoai môn, khoai sọ (Colocasia esculenta (L) Schott), thuộc họ Ráy (Araceae) có lịch sử trồng trọt từ lâu đời. Cây khoai môn - sọ được sử dụng làm lương thực và thực phẩm ở châu Á, châu Phi, Tây Ấn Độ và Nam Mỹ, đặc biệt là nguồn lương thực chính của các nước ở quần đảo Thái Bình Dương.

 

 

Ở nước ta, đặc biệt đối với vùng Miền núi phía Bắc: với lợi thế được coi là cây bản địa, đa tác dụng như ăn tươi, làm thực phẩm, làm thức ăn cho chăn nuôi, phù hợp với nhiều vùng sinh thái, nhiều loại đất khác nhau,... Ngày nay, khoai môn sọ còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến như: khoai chiên, khoai sấy, bột dinh dưỡng trẻ em, chế biến bánh, kẹo, kem,... Bên cạnh đó, với lợi thế sản phẩm truyên thống, không đòi hỏi kỹ thuật thâm cao lại tương đối phù hợp với tập quán người dân có ưu thế trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đây là những yếu tố thuận lợi cho cây khoai môn sọ phát triển ở miền núi phía Bắc. Mặt khác, tiềm năng đất nương rẫy, đất một vụ, đất dốc của vùng còn rất lớn, phát triển cây khoai môn sọ sẽ góp phần khai thác tiềm năng đất đai và tạo ra sản phẩm có giá trị hàng hoá cao.

 

Kết quả phát triển khoai môn sọ tại các địa phương như: Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình, Yên Bái,... đều đạt hiệu quả kinh tế cao, bước đầu nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên cho đến nay việc phát triển vùng sản xuất khoai môn sọ theo hướng sản xuất hàng hóa ở miền núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất là quy hoạch, xác định một số vùng có tiềm năng thực sự để đầu tư tập trung. Hơn nữa cũng chưa hình thành bộ giống phù hợp với sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa khiến một số giống khoai môn sọ đặc sản như: khoai tầng vàng Thanh Sơn, khoai môn Lục Yên, khoai mán, khoai Thuận Châu, khoai tàu Bắc Kạn, Lạng Sơn,… chưa phát triển thành hàng hóa là do các địa phương chưa thực sự quan tâm tới các giải pháp tổng hợp từ đầu vào cho đến đầu ra của sản phẩm, cũng như chưa xây dựng được quy trình nhân giống, bảo quản và sơ chế các sản phẩm nên chưa hình thành chuỗi ngành hàng hóa hiệu quả cao. Do đó, chưa hấp dẫn được nhà đầu tư trong vấn đề chế biến và tìm đầu ra cho các sản phẩm từ khoai môn.

 

Xuất phát từ những hạn chế trên cho thấy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững cây khoai môn sọ trở thành cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao theo vùng là việc làm cần thiết nhằm tận dụng tốt lợi thế tài nguyên đất đai, khí hậu, con người… Nếu vấn đề trên được giải quyết sẽ là cơ sở để hình thành vùng nguyên liệu mang tính hàng hóa cho các nhà máy chế biến, công nghiệp thực phẩm trong nước, tiêu dùng tại địa phương và tiến tới xuất sang các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo, Hồng Kông... Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng thu nhập và phát triển bền vững cho Vùng.

 

Đề tài: “Nghiên cứu phát triển một số vùng sản xuất khoai môn, sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott) theo hướng hàng hóa ở miền núi phía Bắc” do chủ nhiệm đề tài Tạ Quang Tưởng thực hiện đã góp phần giải quyết được một số vấn đề nếu trên ở một khía cạnh nào đó. Trước hết là góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trông theo hướng phù hợp với thực tiễn đồng thời bảo tồn và phát huy được các thế mạnh của cây đặc sản vùng cao. Hơn thế nữa để từng bước tăng cường năng lực tổ chức sản xuất của nông hộ, trên cơ sở đó tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế bền vững cho vùng miền núi.

 

Qua thời gian nghiên cứu, đã tuyển chọn được các giống khoai môn phù hợp có thể xây dựng và sản xuất khoai môn theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững ở Miền núi phía Bắc gồm: Khoai môn Bắc Kạn, khoai Bông Lục Yên, khoai tím Lục Yên, khoai tím Đà Bắc.

 

Đã đề xuất xây dựng được một số vùng sản xuất tiềm năng như khu 1 gồm các xã Liễu Đô, Thế yên, Tân Lĩnh; khu 2: Minh Chuẩn, Tô Mậu, Khánh Hòa; khu 3: Phúc Lợi, Tân Lập, Phan Thanh thuộc hiện Lục Yên tỉnh Yên Bái; tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn: Đồng Lạc, Ngọc Phái, Đại Sảo; tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ gồm: Thượng Cửu, Yên Lương và tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình các xã: Cao Sơn, Tu Lý.

 

Đã xây dựng được quy trình nhân giống khoai môn dựa trên kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật: Mật độ thích hợp cho sản xuất khoai môn hàng hóa là từ 30-33.000 cây/ha, kích thước củ giống tối ưu nhất là từ 40-60 củ/kg củ giống. Thời gian cắt thân mẹ thích hợp nhất là sau trồng 90 ngày và kỹ thuật này có hệ số nhân giống>7 lần. Xây dựng được quy trình về kỹ thuật bảo quản sơ chế khoai môn dựa trên kết quả nghiên cứu: Phương pháp bảo quản củ con làm giống và củ khoai thương phẩm tốt nhất là bằng cát ẩm. Tỷ lệ hao hụt thấp nhất 23%.

 

Các mô hình sản xuất hàng hóa, chế biến đã cho thấy: sản xuất khoai môn cho doanh thu từ 87,36 - 137,9 triệu đồng/ha đem về lợi nhuận từ 23,3 - 73,87 triệu đồng/ha. Mô hình sấy khô cho hiệu quả cao hơn bán củ tươi 15.570đ/3,5kg củ tươi. Mô hình lưu giữ và nhân giống đạt năng suất từ 12-21 tấn/ha, hệ số nhân giống đạt > 7 lần. Đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu số: 260408 cho sản phẩm khoai môn theo Quyết định số 1646/QĐ- SHTT ngày 25/3/2016. Để phát triển hàng hóa cần tập trung vào một số vấn đề về kỹ thuật, sơ chế bảo quản, quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường.

Lượt xem: 591



BÀI VIẾT KHÁC
Lợi ích kinh tế nhờ sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2
Lợi ích kinh tế nhờ sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2

Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.

Ngày 18/10/2018
Thông báo tổ chức cuộc thi sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”
Thông báo tổ chức cuộc thi sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”

Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.

Ngày 09/10/2018
Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ

Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.

Ngày 26/09/2018
Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Ngày 25/09/2018
Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp
Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 24/09/2018
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh

Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.

Ngày 18/09/2018
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0