Trong lúc nhiều hộ dân ở xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh còn đang loay hoay với bài toán trồng cây gì cho hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất đồi bạc màu, khô cằn thì ông Trần Minh Nho ở khu I đã có thu nhập gần 300 triệu đồng/ha nhờ đầu tư trồng bưởi Diễn kết hợp chăn nuôi gà thả vườn.
Ông Trần Minh Nho giới thiệu hệ thống phun tưới nước tự động cho bưởi do Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ đầu tư. |
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn bưởi đã có từ 7-10 năm tuổi, cây nào cây đấy sai trĩu quả, ông Nho giới thiệu tỉ mỉ đặc tính của cây bưởi, cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại ra sao để tỷ lệ quả đậu cao, mã quả đẹp, chất lượng tốt. Nếu không được giới thiệu trước, có lẽ chúng tôi vẫn cứ nghĩ ông là một kỹ sư nông nghiệp, nhưng thực ra nghề trồng trọt với ông lại là nghề tay trái.
Sinh năm 1945, ở cái tuổi ngoài 70 cần được nghỉ ngơi thì ông Trần Minh Nho lại vẫn đam mê với nghề làm vườn. Vốn là một công chức nhà nước nghỉ hưu năm 2005, do kinh tế gia đình khó khăn nên ông Nho đã bắt đầu tìm hướng phát triển kinh tế vừa để cải thiện cuộc sống, vừa là bù đắp cho vợ con những năm tháng công tác xa nhà. Ông bắt tay cải tạo vườn tạp đưa vào trồng một số cây ăn quả như: Hồng, vải, nhãn, gioi, đồng thời đi tham quan một số mô hình trồng bưởi và trồng thử nghiệm 30 cây bưởi Diễn đầu tiên.
Ông vừa làm vừa rút kinh nghiệm và học hỏi thêm các kiến thức trồng trọt, chăn nuôi qua sách báo, ti vi cũng như trao đổi với các hộ có kinh nghiệm trồng bưởi lâu năm nên chỉ sau 3 năm bưởi đã cho trái. Thấy cây bưởi dễ thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao, chất lượng quả đảm bảo nên năm 2010 ông Nho nhân rộng và phát triển lên 150 gốc và đến nay là 400 gốc trên diện tích 1ha. Vườn bưởi nhà ông Nho được thương lái thu mua tận gốc với giá trung bình 20.000 - 30.000 đồng/quả.
Năm 2016 doanh thu riêng từ bưởi của gia đình ông đạt hơn 200 triệu đồng. Ngoài bán quả, ông Nho còn chiết cành nhân giống bán cho các hộ dân trong và ngoài xã, tận dụng các diện tích trống dưới tán cây để nuôi gà. Mô hình vườn bưởi Diễn của gia đình ông Nho cho thu nhập cao gấp 4-5 lần so với trồng hồng và nhiều loại cây ăn quả khác nên đã được nhiều hộ ở Gia Thanh và các xã lân cận đã đến học hỏi. Thấy đông bà con làm theo ông Nho rất tận tình chia sẻ kinh nghiệm.
Được biết năm 2016, được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, ông Trần Minh Nho đã lắp đặt hệ thống tưới nước tự động cho từng gốc bưởi với tổng trị giá trên 60 triệu đồng. Sau 1 năm hiệu quả của hệ thống tưới nước tự động đã phát huy rõ rệt, giúp ông Nho chủ động tưới cho cây bưởi trong mùa khô, hỗ trợ cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, hoa đều hơn, tỷ lệ trái đậu đến khi thu hoạch cao hơn, mẫu mã quả đẹp hơn, giảm chi phí nhân công trong chăm sóc.
Dự kiến vụ bưởi năm 2017, gia đình ông Nho có khả năng cung cấp cho thị trường trên 1 vạn quả. Không chỉ bán quả, cành giống, hiện nay ông Nho còn cung cấp những cây bưởi đã trưởng thành đang cho trái với giá từ 2-3 triệu đồng/cây và được nhiều nhà vườn ưa chuộng tìm mua.
Ông Lưu Mạnh Phước - Phó Chủ tịch UBND xã Gia Thanh khẳng định: “Mô hình trồng bưởi Diễn của ông Trần Minh Nho đã mở ra hướng đi mới cho địa phương chúng tôi. Nhiều hộ dân trong xã cũng đã cải tạo vườn tạp để đưa vào trồng những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Vừa qua xã đã quy hoạch vùng trồng bưởi và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện Đề án trồng bưởi Diễn trên diện tích 15ha, thu hút trên 20 hộ tham gia, các hộ này được hỗ trợ cây giống, được tạo điều kiện chuyển đổi các diện tích đất canh tác về trồng bưởi. Ngoài những hộ tham gia đề án, xã cũng khuyến khích các hộ dân chuyển diện tích trồng cây hàng năm không hiệu quả sang trồng bưởi để phấn đấu đưa vùng bưởi của xã 5 năm tới lên 20-30ha”.
Hy vọng với việc nhân rộng diện tích trồng bưởi Diễn sẽ mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định không riêng cho gia đình ông Nho mà còn cho nhiều hộ dân khác ở Gia Thanh.
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.