Cộng đồng kinh tế ASEAN (viết tắt là AEC) dự kiến sẽ thành lập vào cuối năm 2015, được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế ASEAN. Năm 2015 sẽ là mốc thời gian quan trọng đối với Việt Nam khi phải hoàn thành nhiều lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại song phương và đa phương, theo đó, năm 2015, Việt Nam phải hoàn thành việc đưa thuế nhập khẩu về 0% đối với gần 93% biểu thuế và chỉ còn duy trì mức thuế 0 - 5% đối với 7% biểu thuế đến năm 2018. Như vậy, doanh nghiệp trong nước nói chung và Phú Thọ nói riêng cần nắm được lộ trình này để có phương hướng xây dựng kế hoạch cho sản xuất, kinh doanh.
Lộ trình giảm thuế AEC đòi hỏi doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp
(Ảnh: Công ty TNHH Kapstex Vina - Khu công nghiệp Thụy Vân)
AEC hình thành đồng nghĩa với một thị trường chung và không gian sản xuất thống nhất. Từ đó có thể tận dụng việc giảm thuế quan để đẩy mạnh sản xuất trong nước hoặc vươn ra thị trường chung (các nước trong ASEAN).Việc không còn rào cản thuế quan, hay thuế suất bằng 0 chính là yếu tố kích thích xuất khẩu, thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế cho các doanh nghiệp. Đây là lợi ích dễ thấy nhất từ AEC.
Tuy nhiên, tại Phú Thọ, việc tận dụng lợi ích trên để tăng kim ngạch xuất khẩu còn hạn chế. Bởi từ nhiều năm qua, các doanh nghiệp Phú Thọ cũng đã triển khai việc xuất khẩu sang các thị trường các nước ASEAN nhưng thống kê cho thấy hàng hóa xuất khẩu vào thị trường ASEAN mới chỉ chiếm tỷ lệ rất hạn chế trên tổng kim ngạch khối hàng hóa xuất khẩu của Phú Thọ. Ví dụ, trong các khu, cụm công nghiệp Phú Thọ có 84 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó 41 doanh nghiệp FDI, sản phẩm chính là may mặc, bao bì, hạt nhựa, linh kiện điện tử, xuất khẩu đi các nước như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật. Số doanh nghiệp Việt Nam sản xuất chủ yếu là vật liệu xây dựng, bột đá, cơ khí, dệt; xuất đi một vài nước Trung Đông, Ấn Độ; nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Rất ít doanh nghiệp giao dịch với các nước nội khối ASEAN. Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Công ty TNHH Kapstex Vina (Khu công nghiệp Thụy Vân) cho biết: “Hiện tại, công ty sản xuất mặt hàng vải nhựa, vải bạt, xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hàn Quốc và Châu Âu. Tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu từ các nước trong khối ASEAN chiếm 10%, còn tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm chưa đến 1%. Như vậy, việc giảm thuế sâu theo lộ trình AEC trước mắt không tác động nhiều đến doanh nghiệp”.
Cũng như công ty TNHH Kapstex Vina, nhiều doanh nghiệp nhận định chưa cần thiết hoặc chưa đến mức phải tìm hiểu về lộ trình giảm thuế AEC do không giao dịch với các nước nội khối ASEAN. Điều này khiến các doanh nghiệp Phú Thọ vẫn còn thiếu thông tin và sự chuẩn bị trước quá trình hội nhập đang đến rất gần. Khi được hỏi về AEC, anh Nguyễn Đức Trọng - Công ty cổ phần sản xuất, thương mại Hữu Nghị cho biết: “Do doanh nghiệp không có sản phẩm nhập khẩu và xuất khẩu sang các quốc gia ASEAN, việc miễn giảm thuế và sức ép cạnh tranh từ thị trường chung khi AEC có hiệu lực chưa rõ nét, nên chưa thay đổi phương án sản xuất kinh doanh hiện tại”.
Việc doanh nghiệp còn thiếu chủ động trước AEC có thể dẫn đến nhiều tổn hại trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Bởi dù trước mắt, việc giảm thuế chưa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, nhưng thuế quan giảm và hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ, hàng hóa nhập khẩu có khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng từ các nước nội khối tràn vào Việt Nam sẽ khiến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp phải sức ép cạnh tranh lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp thế mạnh của tỉnh như giấy, dệt may, giầy da, hóa chất, gạch men… đều có quy mô vừa và nhỏ, gần như không có nhà máy sản xuất máy cái, công nghệ luôn bị lạc hậu hơn so với các nước phát triển trong khu vực, thiếu vốn và kinh nghiệm sản xuất, chủ yếu là gia công và tái chế do đó năng lực cạnh tranh không cao.
Như vậy, xét ở khía cạnh vĩ mô, những cơ hội và thách thức từ lộ trình giảm thuế AEC chưa rõ rệt bởi hầu hết các doanh nghiệp sản xuất còn mang tính địa phương, xuất khẩu còn nhỏ lẻ. Tuy nhiên, về lâu dài, nó đòi hỏi doanh nghiệp Phú Thọ phải theo sát thông tin, lộ trình cam kết của AEC, từ đó đưa ra định hướng đúng, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, lộ trình thích nghi phù hợp.
Để có thể đứng vững trước sự cạnh tranh của các nước trong khối, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt những dòng thuế nào của Việt Nam có lộ trình tới năm 2015, dòng thuế nào có hiệu lực vào năm 2018 để tận dụng thời gian để tự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu. Trước khi tiến ra thị trường xuất khẩu, cần tạo nền tảng vững chắc và thị trường ổn định ngay tại tỉnh nhà và các thị trường trong nước. Ngoài ra, khi thực hiện mục tiêu AEC vào năm 2015 thì các doanh nghiệp cần thực hiện tốt những cam kết bắt buộc phải thực hiện liên quan đến sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động có kỹ năng, vốn, tài chính…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin về việc cắt giảm thuế theo lộ trình; giới thiệu về thị trường các nước ASEAN theo ngành, lĩnh vực; tạo điều kiện thuận lợi, cắt giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp; cung cấp kênh tham vấn cho doanh nghiệp thường xuyên, hiệu quả giúp doanh nghiệp giải quyết các trường hợp vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh…
Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Hoàng Công Thủy - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị gặp mặt và biểu dương các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu trong khối giai đoạn 2015- 2018 do Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh tổ chức ngày 5/10.
Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh, tính đến hết ngày 19/9/2018, toàn tỉnh cấp đăng ký thành lập mới cho 582 doanh nghiệp, tăng 23,6% so với cùng kỳ. Tổng số vốn đăng ký 2.331,1 tỉ đồng; tỉ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 4 tỉ đồng.
Khai mạc ngày 4/10, Techdemo 2018 với chủ đề “Đổi mới công nghệ - Sáng tạo, hội nhập và phát triển” giới thiệu gần 500 sản phẩm, quy trình, thiết bị. Techdemo 2018 cũng tôn vinh 8 doanh nghiệp tiêu biểu trong đổi mới công nghệ.
Truyền thông luôn là một trong những hoạt động được chú trọng đối với bất kì tổ chức nào, từ Chính phủ tới tư nhân. Trong những năm gần đây, hoạt động truyền thông, đặc biệt là trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, được đẩy mạnh với dấu mốc năm 2016 bùng nổ với hàng loạt các sự kiện, thông tin nổi bật liên quan tới khởi nghiệp. Tính đến nay đã có khoảng 16 trang báo điện tử có chuyên mục về khởi nghiệp sáng tạo (KNST) như vnexpress, Tia Sáng, Cafef.vn, v.v.
Thực hiện khâu đột phá: “Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất- kinh doanh theo hướng ổn định, hiệu quả, bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập” mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối doanh nghiệp đề ra
Ngày 25/7/2018, tại TP.HCM, Hội Tin học TP.HCM (HCA) đã tổ chức buổi gala, trao giải Top ICT Việt Nam 2018 cho 49 doanh nghiệp thuộc 15 hạng mục khác nhau trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, ICT.