Sáng nay, ngày 2/6/2016, tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ, Hội đồng khoa học tỉnh đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thâm canh cây Ba kích dưới tán rừng Keo nhằm tăng hiệu quả kinh tế - xã hội rừng trồng tại tỉnh Phú Thọ”. Dự án do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện.
Kết quả sau 3 năm triển khai, dự án đã hoàn thành đầy đủ các nội dung theo đúng tiến độ và đạt được các mục tiêu đề ra. Cây Ba kích trong mô hình sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất trung bình đạt khoảng 1.000 kg/ha. Dự án cũng đào tạo được 10 kỹ thuật viên, tập huấn cho 300 hộ nông dân trong vùng dự án về quy trình kỹ thuật trồng và thâm canh cây Ba kích, kỹ thuật sơ chế củ Ba kích. Dự án cũng hoàn thiện được 02 quy trình kỹ thuật: quy trình thâm canh cây Ba kích và quy trình sơ chế củ Ba Kích phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Phú Thọ. Hai quy trình kỹ thuật đảm bảo tính khoa học, dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với kỹ thuật canh tác của người dân vùng dự án.
Ngọc Lan
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.