Trong thời gian 02 ngày từ 31/3 đến 01/4/2018, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Ứng dụng và phát triển công nghệ - NEAD tổ chức lớp “Đào tạo, tập huấn kiến thức về ATBX trong y tế, công nghiệp và người phụ trách” cho các đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật phụ trách lĩnh vực an toàn bức xạ trong các bệnh viện, phòng khám và các đơn vị khác có hoạt động an toàn bức xạ hạt nhân trên địa bàn tỉnh.
Đ/c Phạm Công Khanh – PGĐ Sở KH&CN Phú Thọ phát biểu tại lớp tập huấn
Bức xạ ion hóa đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, nhiều kỹ thuật bức xạ, hạt nhân là không thể thay thế và đã trở thành những công cụ, phương pháp hữu hiệu trong chẩn đoán và điều trị bệnh, bảo quản lương thực, thực phẩm, thăm dò và khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà chúng đem lại, bức xạ ion hóa còn có thể gây ra những mối nguy hiểm lớn, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường. Chính điều này làm cho vấn đề đảm bảo an toàn bức xạ trở nên phức tạp và nó đòi hỏi phải có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp, các ngành. Vì vậy việc tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức thường xuyên cho các cán bộ quản lý, người phụ trách an toàn bức xạ trong lĩnh vực an toàn bức xạ, hạt nhân đối với các tổ chức, đơn vị là hết sức cần thiết.
Toàn cảnh lớp đào tạo, tập huấn
Thông qua lớp đào tạo, tập huấn, các cán bộ quản lý, phụ trách an toàn bức xạ và nhân viên bức xạ sẽ nắm bắt được đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn bức xạ, hạt nhân; các quy định cho phòng đặt máy, thiết kế che chắn an toàn, các thiết bị cảnh báo bức xạ; các kỹ năng trang bị bảo hộ cho nhân viên bức xạ, công tác kiểm tra, bảo duỡng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ… Cuối đợt đào tạo, các học viên sẽ phải tham gia đánh giá kết quả học tập của mình trong suốt thời gian đào tạo và sẽ được cấp giấy chứng nhận đào tạo nếu đạt yêu cầu theo đúng quy định.
BBT
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.