Sáng ngày 19/4/2017, tại Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ, Hội đồng Khoa học tỉnh đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách Nhà nước đối với đề tài “Nghiên cứu sản xuất giống cây bạch đàn (Eucalyptus Urophylla) bằng công nghệ nuôi cấy mô thực vật”. Đây là đề tài do Công ty Cổ phần Giống cây trồng Phong Châu, huyện Phù Ninh thực hiện.
Đồng chí Đỗ Xuân Hoàn - PGĐ Sở, Chủ tịch Hội đồng đánh giá kết quả nhiệm vụ KH&CN
Phú Thọ là tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn với 196 nghìn ha. Trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà máy giấy hoạt động, do vậy, việc trồng cây nguyên liệu giấy là rất phù hợp. Tuy nhiên, thực tế việc cung cấp các loại giống cây nguyên liệu giấy tốt, chất lượng cao như bạch đàn, keo… chưa đáp ứng được nhu cầu trồng rừng nguyên liệu tại địa phương.
Trước thực tế đó, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Phong Châu đã triển khai thực hiện nghiên cứu sản xuất giống cây bạch đàn bằng phương pháp nuôi cấy mô. Phương pháp này là công cụ hữu hiệu để đưa nhanh giống mới chất lượng cao, đồng đều và số lượng lớn vào trồng rừng sản xuất, có giá trị thương mại.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm 200.000 cây bạch đàn nuôi cấy mô và 500 bình nhân chồi. Trên cơ sở kế thừa kiến thức về công nghệ nuôi cấy mô tế bào từ tài liệu nghiên cứu trong nước và nước ngoài, việc thử nghiệm nghiên cứu các loại mẫu, tuổi mẫu và thời điểm đưa mẫu vào ống nghiệm, nghiên cứu môi trường nuôi cấy nhân chồi, ra rễ tạo cây hoàn chỉnh, thử nghiệm giá thể ươm cây mô được tiến hành rất khoa học. Kết quả nghiên cứu cho tỷ lệ sống của cây giống cao (trên 85%).
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình công nghệ nuôi cấy mô bạch đàn với những đặc tính nổi trội so với các phương pháp nhân giống trước đây. Quy trình đã rút ngắn được thời gian nuôi cấy, chỉ có 02 giai đoạn: nhân chồi và tạo rễ. Trong khi các quy trình nuôi cấy mô thân gỗ khác phải qua 03 giai đoạn: nhân chồi, phát triển chồi và tạo rễ). Cây mầm mô bạch đàn được tạo ra trong bình nuôi cấy không bị nhiễm nấm, vi khuẩn; có thân chính, không cụt ngọn, khỏe, lá xanh; tỷ lệ sống cao. Một sản phẩm nữa được tạo ra từ đề tài đó là bình giống gốc nuôi cấy mô bạch đàn, tạo nên những cây giống không nhiễm nấm khuẩn, cây trong bình sinh trưởng và phát triển tốt.
Hội đồng đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ đánh giá cao nỗ lực nghiên cứu của cơ quan chủ trì nhiệm vụ. Đây là một đề tài nghiên cứu sử dụng 100% vốn tự có của đơn vị. Điều đó cho thấy những cố gắng của đơn vị trong công tác tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong sản xuất; góp phần tăng cường cung cấp các loại cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bích Hạnh
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.