Diện tích hơn 23 nghìn m2, mỗi ngày trung bình Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng) đón, khám, điều trị cho khoảng 250-300 bệnh nhân ngoại trú, 200 bệnh nhân nội trú. Lưu lượng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cùng cán bộ, nhân viên y tế thường trực làm việc lớn với các hoạt động chuyên môn khám, điều trị bệnh đã tạo ra lượng rác, nước thải sinh hoạt, y tế hàng ngày rất lớn ảnh hưởng đến môi trường sống.
Hệ thống lò đốt rác thứ cấp của Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đạt nhiệt độ 1.200- 1.3000c đảm bảo không còn khí độc hại ô nhiễm môi trường. |
Đặc trưng, yêu cầu nhiệm vụ công việc, hiện Bệnh viện có hơn 40 trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác khám, chữa bệnh hoạt động bình thường. Mỗi năm, lượng hóa chất Bệnh viện sử dụng gồm: 500kg xà phòng, 5.000 lít Javen, 100 kg hóa chất khử trùng tương đương CloranminB, 300 kg khí CO2, 900 bình ô xy khí y tế. Trong quá trình hoạt động, thông thường nguồn phát sinh khí thải của các bệnh viện chủ yếu từ lò đốt chất thải y tế, khí thải này chứa các chất CO, NO2, SO2 và đặc biệt là các hợp chất hữu cơ độc. Khí thải còn phát sinh từ các nồi hấp, giặt tẩy, khử trùng (có mùi Clo, Javen); từ các khoa dinh dưỡng, nhà bếp phát sinh khí thải trong quá trình nấu ăn sử dụng nguyên liệu than, khí này thường có CO, NO2, SO2… ngoài ra, còn có khí thải từ các máy phát điện chạy nguyên liệu diezen gây ra (rất ngắn trong thời gian mất điện). Nguồn bụi phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông ra vào bệnh viện. Nguồn nước thải phát sinh từ các khoa điều trị, phòng khám, nhà ăn, các khu vệ sinh, nhà tắm, nhà giặt, nước vệ sinh, sàn nhà…Bệnh viện là nơi tập trung đông người nên tiêu thụ lượng nước rất lớn. Nước thải phát sinh từ quá trình khám, chữa bệnh bao gồm dòng thải từ các khu xét nghiệm và chụp X-quang, phòng cấp cứu có chứa các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, hóa chất mang tính dược liệu, hóa chất độc và đặc biệt là các loại vi trùng gây bệnh. Nước thải sinh hoạt của cán bộ, nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân gồm các dòng thải từ các khu điều trị, hành chính, nhà giặt là… chứa các chất lơ lửng, chất vô cơ, hóa chất tẩy rửa. Nguồn phát sinh chất thải rắn từ các hoạt động khám, chữa bệnh, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, người thân phục vụ, cán bộ, nhân viên y tế gồm: Nhóm chất thải lâm sàng như: Máu, gạc, bông băng, kim tiêm, lưỡi dao mổ, ống tiêm, găng tay, bệnh phẩm, hóa chất có tính gây độc đối với tế bào…; chất phóng xạ phát sinh từ hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu như: Bơm tiêm, giấy thấm, gạc sat khuẩn có nhiễm các đồng vị phóng xạ…; chất thải hóa học gồm các dung môi, hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch…; các chất thải sinh hoạt với nilon, giấy, vỏ hộp, thức ăn thừa khoảng 1.500kg/tháng và đặc biệt là chất thải rắn y tế nguy hại với tổng khối lượng khoảng 520kg/tháng.
Xác định việc xử lý triệt để nước, rác thải y tế, sinh hoạt là thiết thực đảm bảo môi trường sống, đảm bảo sức khỏe cán bộ, nhân viên và người bệnh, thân nhân người bệnh, tích cực góp phần nâng cao chất lượng khám, điều trị, khẳng định uy tín, vị thế của bệnh viện, ngay từ khi đầu tư xây dựng, Công ty THHH Phát triển y học Việt đã cân nhắc, lựa chọn các hạng mục xử lý chất thải với công nghệ tiên tiến. Toàn bộ hệ thống xử lý nước, rác thải của Bệnh viện có tổng mức đầu tư khoảng 3 tỷ đồng với lò đốt thứ cấp rác thải y tế công nghệ Nhật Bản có nhiệt độ buồng đốt lên tới 1.3000c, đảm bảo chất thải bị đốt hoàn toàn, lượng khí độc sinh ra đạt các tiêu chuẩn về khí thải lò đốt rác. Hệ thống rãnh thu gom nước thải hoàn thiện, tập trung mọi nguồn, xử lý trước khi đưa ra môi trường. Với bể tự hoại 3 ngăn đặt ngay dưới các công trình vệ sinh, theo quy trình, nước thải sinh hoạt qua bể tự hoại được lắng cặn và lên men cặn lắng (chủ yếu là chất hữu cơ không tan). Cặn lắng được giữ lại trong bể 12 tháng, dưới tác động của vi khuẩn yếm khí, cặn được phân hủy thành các chất khí và khoáng hòa tan. Bùn cặn lên men sẽ định kỳ được chuyển đi bằng xe hút bể phốt chuyên dụng. Hiệu quả xử lý làm sạch của bể tự hoại đạt 30-35% theo nhu cầu ô xy hóa và 50-55% đối với cặn lơ lửng. Định kỳ mỗi năm hai lần, Bệnh viện bổ sung chế phẩm vi sinh sử dụng cho bể tự hoại tăng cường khả năng phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước thải.
Chú trọng giảm thiểu, xử lý các tác động môi trường tiêu cực, tại các vị trí có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường, Bệnh viện đều có các biện pháp cụ thể, hữu hiệu. Công tác tuyên truyền, giáo dục bệnh nhân và người nhà giữ vệ sinh, trật tự trong khuôn viên bệnh viện luôn được chú trọng tăng cường, các khoa, phòng bệnh, nhà kho thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, giảm thiểu lượng bụi phát sinh. Chấp hành nghiêm quy định phân loại rác từ nguồn, tại các khoa phòng luôn có 4 loại thùng rác với 4 màu khác nhau để cán bộ, nhân viên y tế và bệnh nhân, gia đình người bệnh chủ động phan loại rác thải tái chế, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, vật sắc nhọn ngay từ nguồn. Từ nguồn phân loại, rác thải y tế phát sinh khoảng 10-20kg/ngày được xử lý triệt để tại lò đốt đảm bảo tiêu chuẩn. Rác thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 130kg/ngày, trong đó có khoảng 70kg là hoa quả, thức ăn thừa, rác sinh hoạt, túi nilon…được Bệnh viện hợp đồng với Hợp tác xã dịch vụ vệ sinh và môi trường xã Chí Đám thu gom, vận chuyển theo quy định…
Các mẫu không khí, khí thải ống khói lò đốt chất thải rắn y tế, nước thải lấy tại điểm đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung… định kỳ của Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đều được Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Hà Nội) kết luận không có dấu hiệu độc hại, đảm bảo quy chuẩn theo các quy định Quốc gia hiện hành.
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.