Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Sáu, 04/11/2016
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu hàm lượng nhựa furan tối ưu dùng làm chất kết dính trong hỗn hợp làm khuôn cho các nhóm vật đúc có khối lượng khác nhau


 Trong công nghệ làm khuôn không nung tự đông cứng, công nghệ làm khuôn ruột từ chất dính nhựa furan hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Áp dụng công nghệ này sẽ giúp nhà sản xuất tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, bề mặt có độ bóng và độ chính xác về kích cỡ cao. Đặc biệt, công nghệ furan thích hợp dùng làm khuôn, ruột để đúc đơn chiếc và hàng loạt các phôi gang, gang cầu, thép, thép hợp kim có khối lượng từ vài kilôgam đến trên 200 tấn. 

 
Công nghệ làm khuôn furan, cát làm khuôn, chất kết dính nhựa furan và chất xúc tác axit được trộn đều với nhau nhờ tác dụng của chất xúc tác axit mà chất kết dính nhựa furan sẽ bị polymer hóa, chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn và hỗn hợp trở nên bền chắc ngay trong không khí. Thời gian đóng rắn kéo dài từ vài phút đến vài giờ. 

Việc sử dụng chất keo kết dính nhựa furan ở mức tối thiểu trong công nghệ làm khuôn furan không những làm giảm các khuyết tật rỗ khí của vật đúc mà còn mang lại lợi ích tăng tính cạnh tranh và kinh tế trong sản xuất. Năm 2014, KS. Hoàng Anh Châu Viện, Viện Công nghệ, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp, Bộ Công Thương đã cùng các đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hàm lượng nhựa furan tối ưu dùng làm chất kết dính trong hỗn hợp làm khuôn cho các nhóm vật đúc có khối lượng khác nhau” với các mục tiêu như sau: Nghiên cứu, lựa chọn ra hàm lượng nhựa furan tối ưu dùng làm chất kết dính trong hỗn hợp làm khuôn cho các nhóm vật đúc có khối lượng khác nhau trên dây chuyền furan đồng bộ, hoàn chỉnh; Nghiên cứu khảo nghiệm chế tạo một số sản phẩm đặc trưng có khối lượng từ khoảng 40 kg đến 2000 kg, từ kết quả thu được đem ứng dụng vào sản xuất tạo công ty MELICO. 


Qua quá trình triển khai nghiên cứu từ 01/2012 đến 12/2014, với việc tham khảo các tài liệu kỹ thuật của nước ngoài để nghiên cứu lý thuyết, tỷ lệ phối trộn hỗn hợp cát nhựa furan cùng với việc khảo sát công nghệ làm khuôn ruột ở một số nhà máy đang sử dụng dây chuyền furan đồng bộ và trên cơ sở kinh nghiệm, khuyến cáo của nhà sản xuất về nguyên liệu đầu vào cũng như khảo sát công nghệ làm khuôn ruột ở một số nhà máy đang sử dụng dây chuyền furan đồng bộ để tiến hành xác định hàm lượng nhựa, xúc tác hợp lý để chế tạo hỗn hợp làm khuôn furan cho các nhóm vật đúc có khối lượng khác nhau để tiến hành nghiên cứu và đúc khảo sát trên dây chuyền cát nhựa furan của MELICO, sử dụng thiết bị đo của Viện Công nghệ và của Công ty MeLICO để tiến hành đo kiểm tra các thông số công nghệ của hỗn hợp làm khuôn như: đo độ hạt, độ ẩm của cát thạch anh tái sinh, độ bền uốn, bền nén, độ bền bề mặt,... cũng như dựa vào mối quan hệ giữa độ bền hỗn hợp làm khuôn để lựa chọn ra các hàm lượng nhựa, xúc tác tối ưu đối với 04 nhóm vật đúc có khối lượng từ 40kg đến trên 2000kg. Các kết quả sau khi nghiên cứu, đúc thử nghiệm trên dây chuyền furan tại công ty MELICO đã cho ra kết luận quan trọng như sau:
- Với hỗn hợp cát nhựa furan có độ bền nén là ≥1,9 MPa; Độ bền uốn ≥4,6; Độ bền bề mặt ≥85% là đủ đáp ứng điều kiện kỹ thuật, độ đủ bền làm khuôn đúc. Hàm lượng nhựa tối ưu lựa chọn cho các nhóm vật đúc có khối lượng khác nhau. 
- Tỷ lệ phối trộn chất kết dính nhựa furan cho các nhóm vật đúc là: 
+ Vật đúc dưới 300kg: Nhựa furan (%): 0.70 - 0.85; Chất xúc tác (%): 35 - 45;
+ Vật đúc từ 300kg - 2000kg: Nhựa furan (%): 0.85 - 0.96; Chất xúc tác (%): 40 - 45;
+ Vật đúc trên 2000kg: Nhựa furan (%): 0.96 - 1.3; Chất xúc tác (%): 45 - 55;
- Xây dựng và đưa ra được phiếu kiểm tra đánh giá chất lượng hỗn hợp đối với cát nhựa furan. Hiện nay Công ty MELICO đã đưa loại phiếu này vào quá trình sản xuất ứng dụng để kiểm tra, đánh giá thường kỹ hỗn hợp cát nhựa.

Với những kiến thức và kinh nghiệm thu được trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu có đủ năng lực để triển khai ứng dụng chuyên đề này ở các cơ sở khác trong nước. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn, góp phần vào việc đẩy mạnh ứng dụng khuôn cát nhựa furan có hiệu quả.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 10904) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Lượt xem: 74



BÀI VIẾT KHÁC
Lợi ích kinh tế nhờ sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2
Lợi ích kinh tế nhờ sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2

Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.

Ngày 18/10/2018
Thông báo tổ chức cuộc thi sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”
Thông báo tổ chức cuộc thi sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”

Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.

Ngày 09/10/2018
Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ

Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.

Ngày 26/09/2018
Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Ngày 25/09/2018
Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp
Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 24/09/2018
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh

Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.

Ngày 18/09/2018
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0