Ban Tổ chức các Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh đã quyết định trao 36 giải thưởng cho các tác giả, đồng tác giả có mô hình, giải pháp đạt giải Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Phú Thọ năm 2016 gồm 2 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba và 19 giải Khuyến khích.
Trong đó, 2 giải Nhất thuộc về mô hình thiết kế và chế tạo kính thiên văn của nhóm học sinh Nguyễn Hải Đăng (lớp 12A6, Trường THPT Phù Ninh), Nguyễn Minh Hoàng Anh (lớp 9A1, Trường THCS Giấy Phong Châu, huyện Phù Ninh) và mô hình FLAPPY BALL của thí sinh Nguyễn Đức Thuận (Trường THPT Chuyên Hùng Vương).
Các mô hình đạt giải Nhì gồm: Hạm đội tàu sân bay Hạc Việt của thí sinh Lê Hà Thái Sơn (Trường THCS Xuân An, huyện Yên Lập); Thí nghiệm chứng minh hiện tượng lưu ảnh của mắt của Trần Phương Nam (Trường THPT Thanh Thủy); Tìm hiểu và quảng bá về Di tích lịch sử Đền Hùng qua mô hình ảo trên trò chơi Minecraft của Lưu Thanh Tâm và Đào Mạnh Hùng (Trường THPT Chuyên Hùng Vương); Hệ thống tách nilon ra khỏi rác thải sinh hoạt của Nguyễn Duy Hưng (Trường THPT Việt Trì); Máy bơm thông minh của nhóm tác giả Lê Quang Huy, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Hoàng Nam (Trường THCS Văn Lang, thành phố Việt Trì).
Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Phú Thọ năm 2016 có tổng số 151 mô hình, sản phẩm tham gia. Qua vòng sơ loại, Ban Tổ chức cuộc thi đã lựa chọn 80 mô hình, sản phẩm tiêu biểu lọt vào vòng chung khảo. Các mô hình, sản phẩm tham gia dự thi được chia thành 5 lĩnh vực bao gồm: Đồ dùng dành cho học tập; phần mềm tin học; sản phẩm thân thiện với môi trường; các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn 2”.
Tiếp theo thành công Cuộc thi Sáng chế các năm 2013, 2014, năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục Sở hữu trí tuệ cơ quan thường trực, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) tổ chức Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với chủ đề “Sáng tạo cho cuộc sống hàng ngày”.
Chiều ngày 25/9, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã tiến hành nghiệm thu dự án: Ứng dụng công nghệ vật lý điện tử để xử lý độc tố đối với sản phẩm rượu, được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống ở tỉnh Phú Thọ. Dự án do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN chủ trì thực hiện.
Trong những năm gần đây, một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, được đánh giá có sức lan tỏa và thu hút được đông đảo người dân tham gia, góp phần tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, thời gian qua, Phú Thọ có nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.