Theo dự thảo Thông tư đang được Bộ Tài Chính lấy ý kiến, mức kinh phí hỗ trợ tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/toàn bộ thời gian bồi dưỡng.
Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với xây dựng, phát triển nhân lực Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Đặc biệt, Luật KH&CN cũng đã tạo bước đột phá cơ bản trong hoạt động khoa học và công nghệ.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được phê duyệt tại Quyết định số 2395/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Xem xét hỗ trợ kinh phí cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Ảnh minh họa
Theo dự thảo ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án 2395 theo nguyên tắc: Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các cá nhân hoạt động KH&CN đang làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN; hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đang làm việc tại tổ chức KH&CN ngoài công lập và doanh nghiệp.
Dự thảo nêu rõ về chi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước. Đối với hình thức bồi dưỡng sau tiến sỹ: Người học trúng tuyển bồi dưỡng sau tiến sỹ ở trong nước (có đề cương nghiên cứu đã được Bộ KH&CN xét chọn và được tiếp nhận bồi dưỡng tại một cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ uy tín ở trong nước) được xem xét, hỗ trợ một khoản kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu theo đề cương được duyệt.
Mức kinh phí hỗ trợ tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/toàn bộ thời gian bồi dưỡng.
Đối với hình thức bồi dưỡng nhân lực quản lý KH&CN: Nội dung và định mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Đối với chi phí thuê chuyên gia nước ngoài về nước giảng dạy: Yêu cầu về trình độ, năng lực của chuyên gia do nhu cầu từ các chương trình học cụ thể theo kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của Bộ KH&CN. Mức chi trả cho chuyên gia, giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy tại các khóa bồi dưỡng của Đề án 2395 sẽ do Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định sau khi đã thỏa thuận với chuyên gia theo hợp đồng và trong phạm vi dự toán được phê duyệt.
Các tổ chức KH&CN ngoài công lập và doanh nghiệp có người lao động được tuyển chọn cử đi bồi dưỡng về quản lý KH&CN theo các chương trình do Bộ KH&CN tổ chức: Chi trả kinh phí đi lại và ăn ở cho người lao động của đơn vị mình trong thời gian bồi dưỡng.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).
“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.