Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương bày tỏ sự quan tâm đặc biệt, muốn tìm hiểu, học hỏi Cộng hòa Czech trong xây dựng chính sách phát triển nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.
Ngày 28/3, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cùng Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ, do Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Bộ Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo, Cộng hòa Czech.
Tại buổi làm việc Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương mong muốn học hỏi trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, mục tiêu trọng tâm là thúc đẩy ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và kinh doanh.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy tặng bức tranh Tem cho đại diện Bộ Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo, Cộng hòa Czech. Ảnh: HTQT
Thứ trưởng Phương thông tin, Việt Nam đang tích cực triển khai chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Các lĩnh vực công nghệ nền tảng như trí tuệ nhân tạo, Blockchain và công nghệ sinh học cũng được Việt Nam tập trung phát triển.
Liên quan đến dự thảo sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương đề nghị Czech chia sẻ kinh nghiệm để giúp Việt Nam xây dựng các chính sách phù hợp, khả năng ứng dụng cao.
Bộ Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo, Cộng hòa Czech, cho biết quốc gia này đặc biệt chú trọng kết nối giữa các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp.
Bộ Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo chịu trách nhiệm phân bổ nguồn lực cho các chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D), hoàn thiện hệ thống luật pháp để thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ viện nghiên cứu, trường đại học sang doanh nghiệp.
Bộ cũng tập trung tạo ra môi trường thuận lợi để xây dựng các liên kết giữa ngành công nghiệp và các cơ sở nghiên cứu, đặc biệt trong các lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh như công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo và công nghệ thông tin.
Cộng hòa Czech đã triển khai các chính sách đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng, bao gồm các chương trình nghiên cứu liên ngành nhằm tăng cường hợp tác giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp, tối ưu hóa việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc. Ảnh: HTQT
Đại diện Czech cũng chia sẻ cơ chế đánh giá kết quả nghiên cứu áp dụng từ năm 2017, với hai tiêu chí chính: mức độ ứng dụng thực tế và số lượng bài nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học uy tín.
Cơ chế này giúp đảm bảo các kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế, tạo ra giá trị kinh tế và xã hội. Kết quả đánh giá được tổng hợp từ 3 nguồn chính: viện nghiên cứu, cơ quan cấp tài chính và Bộ Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo. Cơ chế này không chỉ giúp xác định các dự án nghiên cứu tiềm năng mà còn thúc đẩy sự minh bạch và hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển.
Phía Cộng hòa Czech cũng giới thiệu một số chương trình hợp tác nổi bật của nước này do Bộ Công Thương Czech triển khai, trong đó tập trung vào các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như AI, bán dẫn và lượng tử. Đặc biệt, công nghệ sinh học đã được Czech chú trọng phát triển từ lâu và hiện là một trong những lĩnh vực mũi nhọn trong chiến lược nghiên cứu và đổi mới sáng tạo quốc gia.
Hồi tháng 1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Czech Petr Fiala đã nhất trí nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược. Trong đó, hai quốc gia thống nhất tiếp tục tăng cường hợp tác với các lĩnh vực truyền thống trong đó có khoa học, công nghệ. Việt Nam - Czech cũng sẽ mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh và tuần hoàn, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, khai khoáng, năng lượng, an ninh lương thực.
Thế Sơn - VnExpress
Chuyển đổi số đã và đang “đến từng ngõ, gõ từng nhà”, trở thành mục tiêu, nhiệm vụ của các cấp, ngành, địa phương, trong đó có giáo dục. Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang ứng dụng chuyển đổi số để đổi mới phương thức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sáng ngày 23/4/2025, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện dự án: “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mường Kịt" cho sản phẩm cam, quýt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”, dưới sự chủ trì của Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc Sở KH&CN Phú Thọ - Chủ tịch Hội đồng
Sáng 22/4, tại UBND huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Tôm càng xanh Cẩm Khê”
Ngày 17/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức lớp tập huấn nhằm phổ biến các quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ; nâng cao kiến thức, các kỹ năng trong quá trình đăng ký xác lập, thực thi quyền Sở hữu trí tuệ.
Tỉnh Phú Thọ hiện có hơn 300 sản phẩm OCOP. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng chuyển đổi số đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, trở thành động lực để các sản phẩm OCOP phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Liên kết trang
0
1
0