Chương trình nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế.
Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia thực hiện từ năm 2019 đến 2025 gồm các nghiên cứu nhằm hỗ trợ thí điểm đổi mới mô hình quản trị, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực chủ chốt theo hướng chuyển đổi số.
Các nghiên cứu ứng dụng và phát triển robot thuộc nhóm 1 của chương trình. Ảnh minh họa: ST.
Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đã có thông báo tới các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học trên cả nước để đề xuất đề tài/dự án khoa học và công nghệ. Các đề xuất sẽ được tiếp nhận theo 3 nhóm nội dung.
Ở nhóm 1 là các nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 (Trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, phân tích dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật, mạng di động thế hệ thứ 5, robot, điện toán đám mây...) để tạo ra các sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ như: y tế, du lịch, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, công nghiệp chế biến và chế tạo, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, giao thông, xây dựng, thông tin - truyền thông, tài nguyên - môi trường, quốc phòng, an ninh.
Nhóm 2 gồm các đề tài nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu và hạ tầng số làm nền tảng, phục vụ phát triển và ứng dụng công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0.
Nhóm 3 tập trung vào nghiên cứu các mô hình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, và triển khai mô hình quản trị, sản xuất kinh doanh của các tổ chức, các doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên và quan trọng theo đinh hướng chuyển đổi số, thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương trình dành sự ưu tiên cho các đề xuất của các công ty khởi nghiệp sáng tạo hoàn thiện công nghệ; đổi mới và triển khai mô hình quản trị, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực quan trọng; các đề xuất có sự đặt hàng và tài trợ từ doanh nghiệp; đề xuất có sản phẩm có thể triển khai ứng dụng trực tiếp trong đời sống, có sự lan tỏa trong xã hội; các đề xuất nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0.
Trong bối cảnh đổi mới sáng tạo được xác định là động lực trung tâm cho mô hình tăng trưởng mới, việc xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá thể chế cho hệ sinh thái sáng tạo của quốc gia.
Ngày 14 và 15/6, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về tổ chức bộ máy vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền, được kết nối từ điểm cầu Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Từ năm 2020 đến nay, Công ty cổ phần Xi măng Vicem Sông Thao đã có 61 đề tài, sáng kiến và giải pháp kỹ thuật được triển khai áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết bị, ổn định chất lượng sản phẩm, tiết giảm các định mức tiêu hao, đem lại hiệu quả hơn 38,3 tỷ đồng/năm.
Ứng dụng AI chuyển đổi số ngành dược hứa hẹn rút ngắn thời gian nghiên cứu, thử nghiệm thuốc mới, cá thể hóa điều trị, khám chữa bệnh từ xa.
Những phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp thu thập được trên Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sẽ là nguồn thông tin đầu vào quan trọng phục vụ phân tích, hoạch định và hoàn thiện chính sách; lắng nghe, xử lý hiệu quả, kịp thời ......
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang chứng minh sức hút và tiềm năng vượt trội trên trường quốc tế. Theo Báo cáo Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2025 của StartupBlink, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 55 thế giới, đồng thời giữ vững vị trí thứ 5 khu vực Đông Nam Á. ...
Liên kết trang
0
2
0