Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 25/02/2025
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Sinh viên chế tạo thiết bị chẩn đoán bệnh hô hấp bằng AI


Sinh viên chế tạo thiết bị chẩn đoán bệnh hô hấp bằng AI

Nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội ứng dụng AI vào thiết bị nghe tiếng thở hỗ trợ dự đoán sớm bệnh hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Thiết bị do nhóm sinh viên trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu, chế tạo để hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý hô hấp dựa trên phân tích tiếng thở, xử lý bằng FPGA kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Thiết bị này có khả năng ghi lại và phân tích âm thanh hô hấp thông qua ống nghe điện tử tích hợp cảm biến. Dữ liệu thu thập được chuyển tới phần mềm xử lý bằng trí tuệ nhân tạo (AI) để nhận diện các đặc điểm bất thường trong âm thanh, giúp phát hiện sớm các bệnh lý như viêm phổi, hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Thiết bị gồm 2 module chính: Phần thu dữ liệu sử dụng ống nghe điện tử (Welch Allyn Meditron Electronic Stethoscope), sử dụng như cách bác sĩ đặt ống nghe khám cho bệnh nhân. Có thể đặt sau lưng hoặc trước ngực người bệnh. Dữ liệu y sinh sau khi thu được chuyển sang bộ module xử lý để so sánh với âm thanh hô hấp của viêm phổi, hen suyễn hoặc COPD.

Phần xử lý là module FPGA (board là loại được phát triển dựa trên AMD Zynq UltraScale+™ MPSoC development board). Sau quá trình lọc nhiễu và tiền xử lý dữ liệu, mô hình AI được tích hợp trên module này tiến hành phân loại, chẩn đoán và trả về kết quả.

Ngoài ra, thiết bị còn 1 số thành phần khác như màn hình hiển thị, bàn phím, chuột hỗ trợ thao tác.

Sơ đồ tổng thể thiết bị. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Lê Trung Kiên, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, trong khám chữa bệnh hiện nay việc chẩn đoán phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ và các thiết bị y tế chuyên dụng. Trong khi chẩn đoán hình ảnh dễ trực quan, phân tích âm thanh hô hấp lại mang tính chủ quan, phụ thuộc vào tai nghe và kinh nghiệm của bác sĩ. Vì thế, "nhóm mong muốn phát triển một hệ thống có thể hỗ trợ nhận diện và phân tích âm thanh hô hấp một cách khách quan hơn" Trung Kiên nói.

Dự án bắt đầu từ năm 2023. Ban đầu nhóm tham gia một đề tài khoa học về xử lý hình ảnh y tế. Khi đề tài này kết thúc, nhóm chuyển sang hướng xử lý âm thanh hô hấp kết hợp AI nhằm phát hiện và phân loại bệnh lý đường hô hấp.

Khác với dữ liệu hình ảnh y tế vốn có sẵn với số lượng lớn, dữ liệu âm thanh hô hấp rất hạn chế. Nhóm phải thu thập dữ liệu từ các kho lưu trữ khoa học quốc tế, bao gồm tiếng thở của người khỏe mạnh, người mắc bệnh COPD, hen suyễn... Sau đó, ứng dụng các thuật toán xử lý tín hiệu và AI để phân tích tiếng thở, lập trình mô hình nhận diện bệnh và so sánh kết quả với dữ liệu gốc để đánh giá độ chính xác. Các dữ liệu phải khai thác từ nhiều nguồn, tiến hành tiền xử lý để đảm bảo độ chính xác và tính đồng nhất. "Quá trình này nhóm gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc thu thập dữ liệu đại diện cho người Việt Nam do sự khác biệt giữa các quốc gia", Nguyễn Anh Phương, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.

Sau khi xây dựng mô hình AI, các sinh viên tiếp tục phát triển thiết bị phần cứng để có thể ứng dụng thực tế. Một trong những thách thức lớn là tìm kiếm nền tảng tính toán phù hợp. Nhóm thử nghiệm nhiều giải pháp, từ vi điều khiển thông thường đến máy tính nhúng như Raspberry Pi, nhưng nhận thấy chúng không đủ mạnh để xử lý dữ liệu âm thanh theo thời gian thực. Cuối cùng, nhóm quyết định sử dụng FPGA (Field-Programmable Gate Array), một loại vi mạch có khả năng xử lý song song mạnh mẽ, giúp tăng tốc độ tính toán. "FPGA cho phép tối ưu hóa thuật toán AI, giúp thiết bị xử lý âm thanh hô hấp nhanh chóng mà không cần phần cứng quá cồng kềnh. Ngoài ra, FPGA hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, giúp nhóm dễ dàng tùy chỉnh mà không vi phạm bản quyền", Trung Kiên cho biết.

Sản phẩm nghiên cứu của nhóm đã đạt giải nhất Hội đồng Công nghệ và Thiết bị Y sinh, cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học và sáng tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024.

Nhóm sinh viên tại cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học và sáng tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024. Ảnh: NVCC

PGS.TS Hán Trọng Thanh, giảng viên cao cấp khoa Điện tử, trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, thiết bị chẩn đoán bệnh hô hấp bằng AI có giá trị khoa học và ứng dụng cao. Đây là hướng nghiên cứu mới, có thể triển khai thành các sản phẩm nhỏ gọn, hữu ích cho người dùng tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Nếu tiếp tục nghiên cứu cải tiến, sản phẩm có thể thương mại hóa, ứng dụng vào thực tế.

Mục tiêu của nhóm là tiếp tục hoàn thiện và phát triển thiết bị thành công cụ theo dõi sức khỏe hô hấp tại nhà, tương tự như máy đo huyết áp. Ngoài phân tích tiếng thở, nhóm còn dự định tích hợp đo nhịp tim, huyết áp, SpO2 để đánh giá tổng thể sức khỏe đường hô hấp. Người dùng sẽ nhận cảnh báo sớm về nguy cơ mắc bệnh, từ đó có thể chủ động đến cơ sở y tế khi cần thiết.

Nhật Minh-VnExpress

Lượt xem: 175



BÀI VIẾT KHÁC
Hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025
Hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025

Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ có Văn bản số 743/BKHCN-ĐMST ngày 10/4/2025 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung; Các tổ chức Đoàn thể, Hiệp hội ở Trung ương về việc Hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025

Ngày 12/04/2025
5 hồ sơ bình chọn cao nhất tuần đầu vòng loại Sáng kiến Khoa học
5 hồ sơ bình chọn cao nhất tuần đầu vòng loại Sáng kiến Khoa học

199 dự án tham gia cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đang trong cuộc đua bình chọn, trong đó 5 bài thi nhận được sự quan tâm vượt trội.

Ngày 11/04/2025
Nhiều nghiên cứu thắng giải Kovalevskaia được kết nối chuyển giao
Nhiều nghiên cứu thắng giải Kovalevskaia được kết nối chuyển giao

Các tác giả xuất sắc nhận Giải Kovalevskaia được hỗ trợ kết nối, phát triển nghiên cứu và khai thác ứng dụng, mang lại giá trị kinh tế.

Ngày 03/04/2025
HỘI THAO 26/3 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÚ THỌ - RÈN LUYỆN SỨC KHOẺ - GẮN KẾT ĐOÀN KẾT
HỘI THAO 26/3 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÚ THỌ - RÈN LUYỆN SỨC KHOẺ - GẮN KẾT ĐOÀN KẾT

Trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2025) và 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức chương trình Hội thao nhằm nâng cao tinh thần rèn luyện thể chất, tạo sân chơi bổ ích cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.

Ngày 27/03/2025
Gỡ ba 'nút thắt' để thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Gỡ ba 'nút thắt' để thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu nhưng lợi nhuận không rõ ràng, thậm chí có thể bị khấu trừ ngân sách đầu tư, khiến các nhà khoa học và lãnh đạo đơn vị nghiên cứu không mặn mà với việc triển khai.

Ngày 20/02/2025
10 sản phẩm công nghệ được giải Sáng chế 2024
10 sản phẩm công nghệ được giải Sáng chế 2024

Giải thưởng ngôi sao sáng chế (IPSTAR) vinh danh 10 sản phẩm công nghệ tiêu biểu được thương mại hóa, tạo ra giá trị kinh tế.

Ngày 13/01/2025
Lịch tiếp công dân CUỘC THI “TÌM HIỂU LUẬT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU HỘ, CỨU NẠN NĂM 2024” Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Cuộc Thi Tự hào Việt Nam Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Du Lịch Điện Biên

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0