Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 14/10/2014
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Vì sao trẻ em cũng mắc bệnh tiểu đường?


 

Tiểu đường là một tình trạng bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hooc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể khiến lượng đường trong máu luôn cao. Tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có thể gặp ở trẻ em. Gọi là bệnh tiểu đường ở trẻ em.
 
Tinh bột trong thực phẩm được chuyển hóa thành glucose, biến đổi thành năng lượng chính mà cơ thể chúng ta sử dụng. Quá trình chuyển hóa này xảy ra trong ruột và trong gan của chúng ta.
Insulin và nhiều enzym khác nữa, xúc tác cho quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Các ennzym này do các cơ quan khác nhau trong cơ thể sản xuất ra. Insulin chủ yếu do tuyến tụy tiết ra mà cụ thể là do các tế bào của đảo tụy. Khi đủ insulin, Glucose có trong máu mới được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Vai trò chính của insulin là giúp di chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đặc biệt là đường vào các tế bào của các mô trong cơ thể. Khi lượng đường trong máu tăng lên, các tuyến tụy để tăng tiết insulin nhiều hơn.
Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào beta, đặc biệt các tế bào sản xuất insulin. Trong thời gian dài liên tục từ vài tháng tới một năm, các tế bào beta ngừng hoạt động, chỉ còn một lượng ít tế bào beta, tuyến tụy không thể sản xuất tất cả các insulin mà cơ thể cần dẫn tới bệnh tiểu đường.
Tiểu đường ở trẻ em thường xảy ra ở độ tuổi nào?
Có hai loại chính của bệnh tiểu đường: típ 1 và típ 2. Trẻ em và thanh thiếu niên thường mắc tiểu đường típ 1, hay còn được gọi là “bệnh tiểu đường vị thành niên”. Bệnh tiểu đường típ 1 xảy ra khi các tế bào tiểu đảo trong tuyến tụy không hoạt động tốt, sản xuất không đủ insulin cung cấp cho cơ thể.
Tiểu đường típ 1 thường xảy ra ở độ tuổi 5-12, nhưng có một số trẻ mắc bệnh tiểu đường từ rất sớm.
Bệnh tiểu đường típ 2 thường gây ra bởi tình trạng thừa cân. Trước kia, hầu như tất cả các bệnh nhân tiểu đường loại II đều là người lớn. Ngày nay, không chỉ có người lớn mà nhiều trẻ đang mắc căn bệnh này. Hoạt động quá ít và ăn quá nhiều thức ăn giàu calo hoặc ăn đồ ăn nhanh dễ dàng cho trẻ em để tăng cân.
Trẻ em thừa cân, béo phì, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại II, có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường loại II. Giữ cân nặng phù hợp, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, hợp lý, cân đối các thành phần và hoạt động hàng ngày có thể giúp kiềm chế hoặc thậm chí ngăn ngừa căn bệnh này.
Nguyên nhân gây tiểu đường ở trẻ em
- Một phần đó là do các gen đứa trẻ nhận được từ cha mẹ.
- Có trẻ bị mắc bệnh do nhiễm trùng gây ra bởi virut.
- Một số trường hợp, khi bị nhiễm khuẩn, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ chống lại vi khuẩn. Thay vì chỉ chống lại vi khuẩn, hệ thống miễn dịch đồng thời chống lại cả các tế bào sản xuất insulin trong đảo tụy khiến cho chức năng sản xuất insulin của tụy không còn đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Biện pháp phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em
Để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho trẻ, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Ăn nhiều loại trái cây tươi và rau quả, các loại hạt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và các loại ngũ cốc và thực phẩm từ sữa ít chất béo, uống nước thường xuyên.
- Cung cấp nhiều chất xơ, nó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
- Tránh ăn thức ăn nhanh và thức ăn làm sẵn hoặc đóng hộp.
- Hạn chế thức ăn có đường và đồ uống để tránh thêm calo gây tăng cân.
- Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày.
Tiểu đường là một bệnh điều trị không phải là đơn giản, dù là tiểu đường típ 1 hay là típ 2. Điều quan trọng là bản thân người mắc bệnh, hiểu về bệnh, ý thức được những điều cần làm. Nhưng là trẻ nhỏ, thì việc tuân thủ chế độ điều trị càng khó khăn. Các cha mẹ cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về bệnh để có kế hoạch chăm sóc cho trẻ chu đáo, đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn của trẻ.
Lượt xem: 48



BÀI VIẾT KHÁC
Cách ăn uống giúp giảm lượng mỡ thừa
Cách ăn uống giúp giảm lượng mỡ thừa

Nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân và giảm lượng mỡ thừa, hãy tham khảo mẹo ăn uống dưới đây.

Ngày 08/10/2018
Khoẻ mạnh với 20 phút tập luyện mỗi ngày
Khoẻ mạnh với 20 phút tập luyện mỗi ngày

Làm thế nào để có một cơ thể dẻo dai, cơ bắp săn chắc, giảm được tình trạng béo phì của mình trong khi trong nhà lại không có đầy đủ dụng cụ, cũng không có đủ thời gian và tiền bạc để đi đến các phòng tập gym.

Ngày 11/09/2018
Bảo vệ sức khỏe từ lựa chọn thức ăn
Bảo vệ sức khỏe từ lựa chọn thức ăn

Có mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng với sức khỏe và bệnh tật. Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn trong việc duy trì sức khỏe, cải thiện năng lực và trí tuệ…

Ngày 07/09/2018
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm

Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối lại gây nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ…

Ngày 04/09/2018
10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của việc đi bộ
10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của việc đi bộ

Đi bộ không những tốt cho thể lực mà còn cho trí não. Thật sự có một sự hổ tương tuyệt vời giữa cơ thể và tinh thần. Đi bộ trong 30 phút và nhiều lần trong tuần giúp giải stress, tinh thần được phấn khởi, ngoài ra giúp tăng cường trí nhớ và trên hết là thuốc liệu pháp an thần “thiên nhiên”.

Ngày 04/09/2018
Vì sao nên giảm muối trong chế độ ăn?
Vì sao nên giảm muối trong chế độ ăn?

Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đau đầu, tình trạng giữ nước, khô miệng…

Ngày 27/08/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0