Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Bệnh viện K, Viện Ung thư quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư” với sự tham dự của hơn 300 nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực xạ trị đến từ Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Hội thảo nhằm nâng cao năng lực cho các bác sĩ, kỹ sư vật lý và kỹ thuật viên tại các Bệnh viện và Trung tâm ung bướu, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong việc thành lập Trung tâm xạ trị proton và hạt nặng. Đồng thời, Hội thảo cũng là diễn đàn quan trọng để các chuyên gia trong nước và quốc tế về lĩnh vực xạ trị trong ung thư cùng bàn luận và đưa ra một tầm nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về việc ứng dụng xạ trị proton và hạt nặng tại Bệnh viện Việt Nam.
Quang cảnh Hội thảo khoa học “Ứng dụng xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư”.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước và đòi hỏi sự quan tậm đặc biệt của toàn xã hội.
Theo số liệu của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém. Bên cạnh công tác nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phát hiện sớm và điều trị ung thư, chúng ta cũng không thể tách rời việc nâng cao chất lượng chuyên môn, áp dụng các trang thiết bị hiện đại, các phương pháp điều trị tiên tiến cũng như nâng cao năng lực cho cán bộ y tế.
Trong các phương pháp chữa trị xạ trị, phương pháp chữa trị xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư là phương pháp tiến tiến, hiện đại và an toàn đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở khu vực Đông Nam Á, hiện chưa có nước nào được trang bị và áp dụng phương pháp chữa trị xạ trị tiên tiến này.
Phương pháp chữa trị xạ trị bằng ion nặng cho phép xạ trị những khối U kháng với xạ trị khác như xạ trị Cobalt, xạ trị gia tốc, áp dụng rất hiệu quả cho điều trị ung thư đầu cổ, tiền liệt tuyến, nhi khoa mà rất ít tác dụng phụ. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị bằng ion nặng có kích thước khối u giảm hoặc không tăng lên sau 3 năm rất khả quan, cụ thể là trên 90% với ung thư phổi không tế bào nhỏ; 80-90% ung thư gan; gần 100% ung thư tiền liệt tuyến. Tỷ lệ sống thêm sau 3 năm của ung thư phổi giai đoạn I & II là 86%; ung thư gan là 72%; sống thêm sau 2 năm của ung thư tụy là 36%; sống thêm trung bình sau 5 năm của ung thư tiền liệt tuyến: 99%; ung thư trực tràng: 53%; ung thư đầu cổ: 74%.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung bàn thảo các nội dung: Tình hình xạ trị tại Việt Nam và Bệnh viện K; các nguyên lý xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư; xạ trị bằng proton trong điều trị ung thư tại Hoa Kỳ; Xạ trị hạt nặng tại Nhật Bản; Xạ trị proton trong điều trị ung thư tại Nhật Bản và hệ thống kết hợp proton hạt nặng; xạ trị proton trong điều trị ung thư phổi và ung thư dạ dày.
Xạ trị cho bệnh nhân ung thư bằng hệ thống xạ trị hiện đại nhất Việt Nam tại BV K.
Chia sẻ với báo chí bên lề Hội thảo PGS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K cho biết, ưu điểm của xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư là phương pháp này cho phép xạ trị những khối u kháng với xạ trị khác như xạ trị Cobalt, xạ trị gia tốc. Đặc biệt, với phương pháp này, thời gian xạ trị được rút ngắn hơn rất nhiều. Nếu trước đây, một khối u ở phổi xạ trị gia tốc thông thường phải mất 4-5 tuần thì với phương pháp mới, chỉ một lần (khoảng 10 phút) là tan.
Vì thời gian nhanh hơn nên phương pháp này vừa tăng tỷ lệ chữa khỏi ung thư cho bệnh nhân, vừa giảm tải được lượng bệnh nhân xạ trị. Điều này sẽ giúp kéo dài thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư.
Giám đốc Bệnh viện K thông tin thêm, hiện Bệnh viện K đang làm đề án trình Bộ Y tế, trình Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Xạ trị proton và hạt nặng tại Bệnh viện này. Do chi phí thực hiện phương pháp khá cao nên Bệnh viện K cũng mong muốn Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả một phần chi phí BHYT cho người bệnh để nhiều người bệnh ung thư được thụ hưởng.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).
“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.