Nếu cây đa, giếng nước, sân đình là những thành tố gắn bó thân thiết với mỗi người từ thuở thiếu thời cho đến khi giã biệt cõi đời, thì lễ hội lại là thành tố văn hóa gắn bó thân thiết; vừa thiêng liêng, vừa mãnh liệt, gần gũi như một bộ phận của đời sống. Lễ hội cổ truyền là một đặc điểm rất riêng của sinh hoạt cộng đồng dân tộc Việt Nam, là thành tố có tính chất tổng hợp của các thành tố: Tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật biểu diễn dân gian...
Chúng con nay: Sáu mươi ba tỉnh thành: nhớ lại tổ tông; Năm mươi tư dân tộc: tìm về cội rễ! (Trích Chúc văn giỗ tổ Hùng Vương) |
Tỉnh Phú Thọ vinh dự, tự hào có Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt. Nhân dân Phú Thọ có niềm tự hào được thay mặt đồng bào cả nước phụng thờ tiên tổ, trông nom lăng mộ tiền nhân có công dựng nước. Đặc biệt, nơi các Vua Hùng xây dựng kinh đô đầu tiên, của Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - có một kho tàng văn hóa dân gian với những lễ hội vô cùng phong phú, được tổ tiên truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, kết tinh thành những giá trị tinh thần đặc sắc làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Nhìn sâu vào "trầm tích" của các lễ hội, các phong tục, tập quán dân gian, có thể tìm thấy dấu vết của cuộc sống người Việt qua các thời kỳ, từ buổi bình minh dựng nước đến công cuộc đấu tranh giữ nước mấy nghìn năm. Người Việt Nam càng tự hào vì hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, nhân dân ta có tín niệm sâu sắc về Tổ quốc, về nguồn gốc, tổ tiên vượt ra ngoài biên giới quốc gia, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Các truyền thuyết về bọc trăm trứng, về họ Hồng Bàng gắn liền với các dấu tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng không chỉ là biểu hiện của nhu cầu cố kết cộng đồng để mưu sinh, mà còn phản ánh những khát vọng tình cảm, tâm linh hướng tới sự đoàn kết quốc gia dân tộc. Chúng ta, đồng bào 54 dân tộc có chung ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã tồn tại bao đời.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Giỗ Tổ là một tín ngưỡng, một nghi lễ đặc biệt, là ngày để con cháu kính dâng hương hoa lễ vật, tri ân công đức tiền nhân đã sản sinh nòi giống, mở lối đắp nền để dân tộc mãi trường tồn. Trong sâu thẳm tâm thức, đã là người Việt, ai ai cũng phải nhớ ngày Giỗ Tổ, từ tổ của mỗi gia đình, dòng họ đến tổ của cả một dân tộc. Từ ngàn xưa đã có tục "dân trưởng tạo lệ", người làng Cổ Tích xã Hy Cương được thừa hưởng hương hỏa để tu bổ lăng miếu, thờ cúng tổ tiên. Đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, dân trưởng thay trăm họ khắp miền biện sửa lễ vật lo việc Giỗ Tổ. Đồng bào quanh vùng cùng đến hương khói, tri ân công đức tiền nhân. Nhiều tập thể, cá nhân đã cung tiến “nhân, tài, vật lực” để tu bổ, xây dựng nơi thờ cúng tổ tiên. Các giống cây quý đại diện cho các miền vùng, các tỉnh thành của cả nước cũng được mang về Đền Hùng để hình thành “vườn cây đại đoàn kết” các dân tộc Việt Nam. Vì thế, Đền Hùng là điểm hội tụ của tinh thần dân tộc, của giá trị đạo đức và văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc.
Cùng với lễ Giỗ Tổ là hội Đền Hùng với nhiều lễ tục văn hóa thời Hùng Vương được tái hiện, nhiều trò diễn dân gian được tổ chức - mà tác giả sáng tạo và thể hiện chính là nhân dân từ các làng, xã. Lễ Giỗ Tổ là lễ thiêng, hội Đền Hùng là hội lớn, thu hút đồng bào khắp nơi trong nước tìm về nguồn cội, tìm về những giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc của tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của bao thế hệ cháu con Hồng Lạc từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, từ non cao miền Bắc đến biển lớn Trường Sa, Hoàng Sa.
Qua thống kê của ngành Văn hóa thông tin cho thấy: Đền Hùng là địa điểm có đền chính thờ các Vua Hùng, còn trong cả nước có tới 1.271 di tích lịch sử văn hóa có nội dung thờ Vua Hùng, vợ con, tướng lĩnh thời Hùng, riêng Phú Thọ có đến 323 di tích. Hầu hết các di tích trên đất Tổ đều liên quan mật thiết đến các lễ hội dân gian. Có thể kể ra đây rất nhiều những lễ hội đặc sắc đó đã và đang tồn tại ở các địa phương: Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, đền Lăng Sương; Trò trám và rước lúa thần Tứ Xã, lễ hội Tịch điền ở Minh Nông, Cướp cầu - đánh phết ở Sơn Vi, Rước chúa gái ở Hy Cương, Rước kiệu ở Hùng Lô, Hội voi ở Đào Xá, Hát Xoan và sự tích bánh chưng - bánh giầy ở Kim Đức, Ném chài ở làng Vân Luông - Vân Phú, Tắm ngựa ở Hiền Đa, Giã bánh giầy ở làng Trúc Phê, Múa mỡi làng Lưa - Tân Lập, Trình nghề và cướp kén ở làng Dị Nậu... Những di tích và lễ hội này đã góp phần hình thành kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, làm nên một không gian văn hóa Hùng Vương hoành tráng.
Cùng với những nỗ lực trong việc bảo tồn, tôn tạo, phát triển các di tích, danh thắng, đặc biệt là Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho văn hóa chưa thể đáp ứng yêu cầu, phương châm “xã hội hóa” đang được thực hiện để huy động tiềm năng từ nhân dân, trong nhân dân tái hiện không gian và nội dung các lễ hội truyền thống, vừa để bảo tồn các giá trị phi vật thể đang có nguy cơ mai một trong đời sống hiện đại, vừa làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần hiện tại của nhân dân, góp phần đấu tranh ngăn ngừa những xu hướng tiêu cực trong nội dung hoạt động lễ hội, văn hóa thời kỳ mở cửa và hội nhập. Các xu hướng: Nhà nước hóa lễ hội, hiện đại hóa, thương mại hóa lễ hội dân gian là điều cần tránh; cũng như không nên có cái nhìn phiến diện mà coi một số tín ngưỡng tồn tại đến ngày nay là phản cảm, bởi suy cho cùng, nếu coi việc này là xấu hay tốt thì cũng đều do quan niệm mà nên, ngoại trừ những gì đi ngược, đi chệch thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hiện tại có ý nghĩa lớn lao, góp phần bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để tạo nên nguồn lực dồi dào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những gì diễn ra dưới mái đình gốc đa, bên giếng nước lúc nào cũng sâu đậm tình làng. Một khi tình làng vượt ra khỏi lũy tre xanh sẽ được nâng tầm thành nghĩa nước. Giỗ Tổ Hùng Vương là nghĩa nước, là sự tri ân của cả dân tộc với tiền nhân. Tín ngưỡng về nghĩa nước Việt Nam đã vượt khỏi viền biên dải đất hình chữ S để trở thành di sản văn hóa nhân loại. Đó là niềm tự hào mang tính quốc thể. Không thể phủ nhận văn hóa truyền thống vùng Đất Tổ - một thành tố của văn hóa Việt Nam - đã tồn tại và có sức sống mãnh liệt trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như dòng sông lớn chở đầy màu mỡ, phù sa để bồi đắp nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam.
Ngày 2/10, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018 cho hơn 240 học viên là lãnh đạo, cán bộ phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và cán bộ Đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Ngày 3-10, Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh phối hợp với Trung tâm tư vấn, đào tạo Công nghiệp - Thương mại thuộc Viện nghiên cứu chiến lược chính sách, Bộ Công thương tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018 cho lãnh đạo các xã, phường, thị trấn; cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và một số doanh nghiệp trên địa bàn.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 - 2018 được tổ chức ngày 21/9, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong thời gian tới, phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội.
Thực phẩm hữu cơ, an toàn đối với sức khỏe con người đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng, cùng với đó, việc ban hành tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam được coi là nỗ lực rất lớn của cơ quan quản lý nhằm giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện sản xuất, tiếp cận thị trường nông nghiệp hữu cơ trong và ngoài nước.
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hội nghị WEF ASEAN 2018 - Chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Khác với những dịp Tết trung thu trước đây, người tiêu dùng hiện đã có nhận thức rõ ràng hơn về việc lựa chọn những mặt hàng đồ chơi trẻ em đạt chuẩn cho con trẻ.