Ngày 11/9/2016, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự và trao Giải thưởng cho tác giả.
Giải thưởng Trần Đại Nghĩa nhằm tôn vinh, khen thưởng các nhà khoa học trong cả nước, những tác giả có thành tích xuất sắc về khoa học tự nhiên và công nghệ mà kết quả nghiên cứu đã và đang trực tiếp ứng dụng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng của đất nước. Giải thưởng không chỉ ghi nhận công lao và đóng góp của GS. VS. Trần Đại Nghĩa mà còn có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với thế hệ trẻ trong học tập, ước mơ, hoài bão và cống hiến cho khoa học.
Ban Tổ chức Giải thưởng đã nhận được 15 công trình khoa học thuộc 3 lĩnh vực: Khoa học thông tin, hóa học và khoa học sự sống. Trong đó, 8 công trình của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam và 7 công trình của các nhà khoa học trong cả nước.
Theo Ban Tổ chức, một trong những điểm nổi bật của các công trình đạt Giải thưởng Trần Đại Nghĩa là phải được ứng dụng trong thực tiễn hoặc có triển vọng cao để ứng dụng vào thực tiễn. 15 công trình khoa học tham gia Giải thưởng năm nay đều có chất lượng tốt, có ý nghĩa khoa học và được ứng dụng vào thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng.
Sau thời gian đánh giá công bằng, nghiêm túc, khách quan, Hội đồng khoa học chuyên ngành đã quyết định trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho 2 công trình tiêu biểu nhất, xứng đáng là: Công trình "Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất vắc - xin phòng bệnh cho người" của tác giả GS. TSKH. Hoàng Thuỷ Nguyên và cố GS.TS. Đặng Đức Trạch, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Công trình "Công nghệ sản xuất tinh quặng sắt, thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ" của TS. Vũ Đức Lợi và TS. Nguyễn Văn Tuấn, Viện Hoá học.
Công trình "Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất vắc - xin phòng bệnh cho người" đã được ứng dụng vào thực tiễn từ những năm 1980 đem lại hiệu quả thanh toán bệnh bại liệt, dịch tả của Việt Nam và thế giới. Công trình đã được ứng dụng trong các sản phẩm vắc - xin thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia như vắc - xin phòng bệnh bại liệt, vắc - xin viêm não Nhật Bản. Nhờ đó, hàng triệu trẻ em Việt Nam tránh được di chứng, tật nguyền nặng nề và phòng được dịch bệnh nguy hiểm do virus.
Công trình "Công nghệ sản xuất tinh quặng sắt, thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ" có khả năng dụng cao để giải quyết, xử lý được lượng bùn thải độc hại từ nhà máy Alumin ở Tây Nguyên, biến chất thải độc hại thành nguyên liệu sắt thép, biến chất thải thành vật liệu xây dựng không nung, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng. Kết quả công trình đã cơ bản giải quyết vấn đề xử lý môi trường, mở ra hướng đi mới trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho thị trường vật liệu xây dựng không nung.
Giải thưởng Trần Đại Nghĩa sẽ được Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam trao tặng mỗi năm một lần nhằm khuyến khích giới khoa học cả nước trực tiếp nghiên cứu, triển khai ứng dụng các kết quả để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh - quốc phòng đất nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Giải thưởng Trần Đại Nghĩa không chỉ tôn vinh các công trình nghiên cứu mà cả tinh thần cống hiến “vì việc đại nghĩa mà làm”
Tại Lễ trao Giải, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng các tác giả và đánh giá cao việc tổ chức trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa. Phó Thủ tướng chia sẻ, sau hơn 40 năm giải phóng, đất nước phát triển nhanh nhưng vẫn còn rất nghèo, tiềm lực khoa học và công nghệ đất nước được nâng lên nhiều nhưng vẫn còn yếu. Vì vậy, việc đổi mới hệ thống sáng tạo, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ đang là vấn đề "day dứt" và mang tính cấp thiết. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa không chỉ tôn vinh nhà khoa học, các công trình nghiên cứu, để các nhà khoa học cống hiến về năng lực mà còn khơi dậy và vun đắp được giá trị tốt đẹp, tinh thần, hào khí Trần Đại Nghĩa, để khoa học phát triển nhanh chóng hơn và tỏa sáng, đồng thời góp phần khơi dậy tinh thần khoa học trong giới trẻ, khích lệ nhiều nhà khoa học trẻ dấn thân trên con đường khoa học.
Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng- Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến đến hơn 21.000 điểm cầu Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp Trung ương và điểm cầu cấp huyện, cấp xã trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Chiều 14/4, tại Tỉnh uỷ Phú Thọ, Thường trực Tỉnh uỷ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình đã họp thống nhất triển khai Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa 13 khai mạc sáng 10/4, dự kiến kéo dài ba ngày để thảo luận hai nhóm nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính và chuẩn bị đại hội 14.
Ngày 25/3/2025, Tỉnh ủy Phú Thọ ban hành Kế hoạch số 148/KH-TU về việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
PhuthoPortal - Ngày 4/4/2025, đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp tỉnh Phú Thọ chủ trì hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và triển khai một số nội dung trong thời gian tới.
Ngày 1/4/2025, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đã tiếp đón ông Hà Hồng Bình (He Hongping), Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) cùng đoàn công tác. Cuộc gặp gỡ nhằm thúc đẩy hợp tác KH&CN giữa hai quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số.