Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Bảy, 29/11/2014
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Tìm hướng thương mại hóa chip điện tử


 Khoảng mười năm nay, TP Hồ Chí Minh có hướng đi tích cực trong việc tiếp cận thị trường công nghiệp vi mạch. Tuy nhiên, thực tế việc thương mại hóa các sản phẩm này lại đang gặp nhiều khó khăn, thử thách...

alt

Đại diện ICDREC và các doanh nghiệp kí kết hợp tác phát triển và
thương mại chip SG8V1. Ảnh: Hồng Thúy.
Đủ lực nghiên cứu và chế tạo
Cách đây gần một thập niên, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh được thành lập. Thời điểm đó, các cán bộ, kỹ sư của trung tâm được xem là những người tiên phong tìm hiểu về công nghệ vi mạch, ngành công nghiệp vốn được thế giới làm chủ từ nhiều năm trước đó.
Trải qua không ít khó khăn, thử thách, đến nay, ICDREC đã có những sản phẩm đầu tiên, được giới công nghệ cũng như bạn bè quốc tế, doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực trên thế giới tìm hiểu, hợp tác. Có thể kể đến những sản phẩm mang thương hiệu chip Việt đã tạo được dấu ấn, như chip xử lý 32 bit VN-1632; chip LDO quản lý năng lượng đầu tiên của Việt Nam TH-7150; linh kiện vi cân tinh thể thạch anh (QCM - Quatz Crystal Microbalance); cảm biến áp suất… Ngày 20.11 vừa qua, sản phẩm chip vi điều khiển 8 bit thương mại SG8V1 của Việt Nam đã được nhận giải nhất sản phẩm công nghệ thông tin thành công tại Lễ trao giải thưởng “Nhân tài đất Việt 2014”.
Thời gian qua, chip thương mại SG8V1 đã được ICDREC ứng dụng thành công trên nhiều dòng sản phẩm thương mại, như thiết bị giám sát hành trình xe ô-tô, hộp đen xe máy, khóa điện tử giám sát quản lý công-ten-nơ, điện kế điện tử 1 pha, modem thu thập dữ liệu điện kế từ xa. Sắp tới, loại chip này sẽ được hoàn thiện và thương mại hóa trên khoảng 20 nhóm sản phẩm khác. Giám đốc ICDREC Ngô Đức Hoàng cho rằng: Với những giá trị có tính ứng dụng cao, thiết thực với đời sống, các sản phẩm của đơn vị đã khẳng định được tiềm năng ứng dụng, hiệu quả hoạt động trên hàng loạt thiết bị phần cứng của chip SG8V1, tạo tiền đề phát triển các dòng chip thương mại khác. Điều này cũng khẳng định năng lực nghiên cứu và chế tạo vi mạch của đội ngũ kỹ sư Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng đối với các sản phẩm công nghệ của Việt Nam.
Hướng đến thị trường trong nước
Sau những thành công trong việc thiết kế và chế tạo nhiều sản phẩm vi mạch mang thương hiệu Việt Nam, quyết định thương mại hóa sản phẩm chip SG8V1 là một bước đi mang tính đột phá trong mục tiêu phát triển của lĩnh vực này. Chủ trương của thành phố xác định ưu tiên phát triển các sản phẩm nhằm phục vụ cho thị trường nội địa.
Thế nhưng, mọi chuyện không phải lúc nào cũng thuận lợi. Dù chất lượng đã được khẳng định, song theo nhiều chuyên gia, việc đưa các sản phẩm vi mạch “vươn ra biển lớn” sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Theo phân tích của Giám đốc Ngô Đức Hoàng, tâm lý “đóng cửa” của nhiều doanh nghiệp nhà nước đối với sản phẩm vi mạch “cây nhà lá vườn” chính là trở ngại lớn nhất khi ICDREC cũng như các đơn vị liên quan hướng đến việc thương mại hóa. Qua khảo sát cho thấy, khi đặt vấn đề sử dụng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp có tâm lý e ngại. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp thường sử dụng theo kiểu mua sản phẩm có sẵn từ bên ngoài, còn việc hợp tác nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng và nguồn tài chính đủ mạnh để triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay, cho nên hoạt động thương mại gặp khó khăn là điều dễ hiểu.
GS Đặng Lương Mô - Cố vấn cấp cao của Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh về chương trình vi mạch cho rằng, với lợi thế dân số gần 90 triệu người và còn tăng thêm trong tương lai, Việt Nam sẽ là một thị trường tiềm năng để các sản phẩm vi mạch nội địa tìm được chỗ đứng cũng như cạnh tranh với sản phẩm từ bên ngoài. Dù đi sau nhiều nước, song nếu đầu tư đúng thời điểm, có chiến lược, tầm nhìn dài hạn, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, hoàn thiện sản phẩm… thì trong tương lai, các sản phẩm của chúng ta sẽ tạo được niềm tin đối với người dân trong nước.
Theo Giám đốc ICDREC Ngô Đức Hoàng, các chính sách phát triển cần có cơ chế “kéo” các doanh nghiệp nhà nước cùng tham gia. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang diễn ra sôi nổi và ngày càng đạt hiệu quả thiết thực, sẽ là một lợi thế để kích thích người dân Việt Nam ứng dụng các sản phẩm vừa “ích nước lợi nhà”, vừa bảo đảm được các yếu tố về bảo mật, an ninh…
Bên cạnh đó, thành phố cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng nhà máy sản xuất chip cũng như “Xưởng cực tiểu” để đáp ứng những “mẻ hàng” đầu tiên sẽ được các doanh nghiệp đặt trong tương lai không xa...
Lượt xem: 81



BÀI VIẾT KHÁC
Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
Thông báo tuyển dụng viên chức 2020

Thông báo tuyển dụng viên chức 2020

Ngày 21/05/2020
Biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất nhờ khoa học và công nghệ
Biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất nhờ khoa học và công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.

Ngày 08/10/2018
Đồng hành xây dựng Chính quyền điện tử
Đồng hành xây dựng Chính quyền điện tử

Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).

Ngày 20/09/2018
Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Ngày 04/09/2018
“VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I”
“VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I”

Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.

Ngày 04/09/2018
Ứng dụng KH&CN là giải pháp trọng tâm trong chiến lược ngành Ngân hàng
Ứng dụng KH&CN là giải pháp trọng tâm trong chiến lược ngành Ngân hàng

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 22/08/2018
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0