Được thành lập vào tháng 6/2013, đến nay, Đề án "Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam" đã thực hiện được một số nhiệm vụ cơ bản như tổ chức khảo sát cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam, các quỹ đầu tư mạo hiểm, tìm hiểu kết nối nhu cầu thương mại hóa công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam với các nguồn đầu tư xã hội. Đề án cũng đã triển khai các chương trình đào tạo nhằm giúp các doanh nghiệp có thể nâng cấp sản phẩm và hướng tới thị trường; Xây dựng hệ thống tổ chức thúc đẩy kinh doanh để thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp; Xây dựng mô hình và quy chế hoạt động của hệ thống quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân kết hợp với nguồn vốn đầu tư của nhà nước… Tiếp tục mục tiêu thúc đẩy thương mại hóa công nghệ trong các lĩnh vực: Năng lượng, y sinh, cơ khí, vật liệu mới, công nghệ thông tin và viễn thông theo mô hình thung lũng Silicon; Xây dựng mối quan hệ giữa quỹ đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp khởi nghiệp, năm 2014, Đề án sẽ tập trung triển khai các Hội thảo tập huấn, nghiên cứu thị trường tại Việt Nam, tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp, các khóa đào tạo khởi nghiệp cho các doanh nghiệp tiềm năng tại Việt Nam do các chuyên gia có kinh nghiệm đến từ Thung lũng Silicon Mỹ hướng dẫn thực hiện; tổ chức sự kiện Ngày khởi nghiệp cho các học viên tốt nghiệp. Đặc biệt, Đề án sẽ tài trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, cụ thể sẽ ưu tiên Doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh vực Internet, game online, các ứng dụng trên di động, thương mại điện tử, học trực tuyến, công nghệ ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số và kinh doanh. Việc giúp đỡ, giới thiệu doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận các quỹ đầu tư mạo hiểm, mạng lưới tổ chức đào tạo hỗ trợ khởi nghiệp là mục tiêu hàng đầu trong năm 2014.
Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ liên tục được cải thiện và có những bước tăng trưởng đáng khích lệ (năm 2015 xếp thứ 35/63 tỉnh thành; năm 2016 xếp thứ 29/63 tỉnh thành; năm 2017 xếp thứ 27/63 tỉnh thành).
“V-KIST- Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” là sự kiện đầu tiên mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (V-KIST) tổ chức trên cơ sở hợp tác với các Hiệp hội Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử, tự động hóa, nhằm tìm hiểu nhu cầu về công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Chiều 29/8/2018, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức “VKIST - Diễn đàn Công nghiệp lần thứ I” với chủ đề: “Nhu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất tự động hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.